Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên Tam Đảo tìm về chốn bình yên

Tam Đảo là điểm đến vô cùng thú vị của giới trẻ, nơi đây được săn lùng với nhiều thước ảnh vô cùng đẹp, có những làn mây trắng muốt khiên nhiều người yêu thích. Nhiều du khách nghĩ rằng, khi đến Tam Đảo sẽ vô cùng xô bồ vì nơi đây là điểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước. Tuy nhiên vẫn có một nơi thanh tịnh để bạn tìm về chốn bình yên là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo, nơi tìm thấy sự thanh bình sau cuộc sống vồn vã.

Chuyến đi sẽ càng thú vị và hấp dẫn hơn khi lựa chọn Việt Du Travel đồng hành, liên hệ đến hotline 0915 797 718 – Mr Cường để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chốn tiên cảnh tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 85 km về hướng Tây. Nơi đây dược nhiều du khách biết với địa điểm tịnh tâm thơ mộng  và là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho những ai muốn rời xa thành phố bộn bề cuộc sống, quên đi mọi lo âu và buồn phiền của cuộc sống thường nhật.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo nằm trên ngọn núi cao khoảng 300m so với mực nước biển của thị trấn Đại Đình, Tam Đảo. Khung cảnh nên thơ cùng núi non hùng vĩ đã biến nơi đây trở thành “chốn bông lai tiên cảnh” khiến ai đã đến thì không thể mê đắm.

Thời điểm lý tưởng đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Bạn có thể đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo vào bất kỳ thời gian nào trong năm vì khí hậu ở đây rất ôn hòa. Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông, nơi đây lại có những vẻ đẹp riêng để du khách khám phá.

Mùa xuân bạn có thể đến đây để du xuân, cầu phúc tài lộc, cầu bình an. Đến mùa hạ thì lên thăm thú cảnh sắc núi non. Đặc biệt vào mùa hè, nơi đây còn có những khóa tu rất bổ ích và thú vị.

>>> Xem thêm: Tà Xùa Ở Đâu? Kinh Nghiệm Đi Săn Mây Ở Đỉnh Tà Xùa

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo

Hướng dẫn di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Xe bus

Từ thủ đô chúng ta có thể bắt xe bus đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo với thời gian di chuyển trung bình là khoảng 2h30. Cẩm nang du lịch Việt Du Travel mách bạn đầu tiên hãy bắt xe bus số 58, sau đó chuyển sang tuyến VP01 tại Mê Linh Plaza để đến bến xe Vĩnh Yên, sau khi xuống xe thì tiếp tục đi tuyến bus VP07 để đến thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

Xe máy

Phương tiện được nhiều phượt thủ yêu thích khi chúng ta được trải nghiệm tuyến đường Hà Nội – Vĩnh Phúc xinh đẹp. Xuất phát từ đường Phạm Văn Đồng bạn di chuyển tới cầu Thăng Long, hết cầu thì đi thẳng về hướng Nội Bài. Tới ngã tư Nam Hồng thì bạn rẽ trái về hướng đường Mê Linh, nhớ xem kỹ biển chỉ dẫn đến đi đến Vĩnh Yên. Từ Vĩnh Yên bạn chỉ cần đi theo hướng dẫn đi Tây Thiên – Tam Đảo là tới thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

Xe ô tô hoặc xe khách

Với phương tiện này chúng ta sẽ di chuyển theo hướng cầu Nhật Tân, rã phải tại ngã tư QL2 để đi Vĩnh Yên. Qua khỏi cao tốc Hà Nội – Lào Cai thì bạn quay đầu xe chạy thẳng về Tam Đảo tại nút giao IC4 là sẽ tới nơi.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo

Cách đi lại trên Chùa Tây Thiên

Đi bộ

Nếu có thể lực tốt bạn có thể đi bộ từ chân núi lên đỉnh Tây Thiên với quãng đường dài khoảng 4km. Quãng đường đi phải băng rừng, lội suối khá thú vị. Đoạn cuối từ đền Cô đến đền Thượng được nhiều người đánh giá là khá khó khăn vì độ cao lớn, những đoạn còn lại thì khá dễ đi. Thời gian di chuyển ước lượng rơi vào khoảng từ 2 – 3 tiếng.

Cáp treo

Hình thức di chuyển nhẹ nhàng và tiết kiệm sức lực hơn, chỉ tốn khoảng 10 phút là đã lên đến đền Thượng. Bạn hãy đến ga cáp treo mua vé, lên tầng 2 và vào cabin, mỗi cabin chứa được khoảng tối đa 6 người. Giá vé như sau:

– Xe điện: 20.000 đồng/người/lượt
– Cáp treo khứ hồi: người lớn 240.000 đồng, trẻ em 160.000 đồng
– Cáp treo một chiều: người lớn 150.000 đồng, trẻ em 100.000 đồng
– Thời gian vận hành: 07h00 – 14h30

Lưu ý: Trẻ em cao từ 1m – 1,3m. Trẻ em dưới 1m miễn phí.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo

Lịch sử về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam.

Thiền học Việt Nam được khởi đầu với hòa thượng Khương Tăng Hội, ông cũng đem Thiền học sang truyền bá ở Trung Quốc thời Tôn Quyền (năm 247). Cha của Khương Tăng Hội là người nước Khương Cư (Sogdiane) cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán, mẹ là người Giao Chỉ, ông chắc chắn là sinh trên đất Giao Chỉ, cha và mẹ ông mất năm ông lên mười tuổi, ông mất năm 280 bên nước Tấn.

Vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo để cầu tự, khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ; bà là người xinh đẹp, giỏi giang, có tài thao lược, giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước Văn Lang.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo được khởi công từ ngày 4/4/2004 (15/2 âm lịch) với tổng số vốn 30 tỷ đồng. Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời Trần.

Sau hơn 15 tháng xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. Công trình to lớn này đã được xây dựng với thời gian nhanh và giá thành thấp kỷ lục, riêng tòa Đại Hùng Bửu điện chỉ thi công trong vòng 9 tháng.

Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định, Hà Nội.

>>>> Xem thêm: “Lạc Trôi” Đến Hồ Đa Mi – Vùng Đất Đầy Hùng Vĩ

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo

Kiến trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Hệ thống Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo có chùa tăng và chùa ni. Công trình bao gồm: nhà tổ, nhà trưng bày, nhà khách, tam quan, lầu chuông… Nội viện có: thiền đường, tăng đường, trai đường và những thất chuyên tu. Toàn bộ các công trình được đánh giá rất cao về độ tỉ mỉ, kỳ công và mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông ấn tượng.

Trên phù điêu, tranh tượng của tháp trống, tháp chuông và trong ngoài chánh điện đều lưu giữ dấu tích từ thời xa xưa, thu hút khách tham quan ghé thăm. Ngoài ra tại đây còn có một thư viện hình bát giác nằm ngay trên đồi, với bức tượng phật cao tới 35m.

Hành trình khám phá Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Khi đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo bạn sẽ có thể khám phá được những công trình độc đáo sau:

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm

Thiền viện được xây dựng từ những năm 2009 và được hoàn thành trong năm 2012 do chính ni sư thích nữ Thuần Giác chủ trì. Công trình gồm có chính điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, 1 nhà khách, 1 nhà tổ thờ tổ thiền tông và 1 nhà ăn. Bên cạnh đó tại đây còn có thiền đường, ni đường cho thiền sinh tu hành.

Đại Bảo tháp Mandala

Đại bảo tháp xây dựng theo phong cách kiến trúc Kim Cương Thừa với độ cao 29m, diện tích mặt sàn rộng hơn 1.500m2. Bảo tháp cao 3 tầng mang nhiều hình dáng khác nhau tượng trưng cho 6 yếu tố tạo nên vũ trụ và sự sống, được gọi chung bằng cái tên lục địa. Nhiều người thường ghé đến đây để chiêm bái, cầu nguyện và ngắm nhìn.

Đền Thống

Cửa ngõ của thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đưa chúng ta đến với đền Mẫu. Đền Thống là quần thể kiến trúc hòa quyện hoàn hảo cùng cảnh sắc thiên nhiên, nơi chúng ta được chiêm ngưỡng cây đa Chín Cội ngay sân có niên đại hàng trăm năm tuổi.

Đền Thượng

Ngôi đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, vị thần chủ Tây Thiên và là nữ vương của vùng núi Tam Đảo. Truyền thuyết ngợi ca công ơn của bà trong việc phò tá vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi và dạy người dân trồng lúa.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo
Đại bảo tháp Mandala – Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo

Kinh nghiệm khi ghé đến Chùa Tây Thiên Tam Đảo

➢ Lên kế hoạch trước: Tìm hiểu về chùa Tây Thiên trước khi đi để biết được các hoạt động và quy định tại đây. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và tránh những bất ngờ không mong muốn.

➢ Trang phục phù hợp: Chùa Tây Thiên là một địa điểm tôn giáo nên yêu cầu trang phục lịch sự và kín đáo. Tránh mặc áo quần quá ngắn, hở hang hoặc áo có hình ảnh không thích hợp.

➢ Tuân thủ quy tắc chùa: Khi tham quan chùa, hãy tuân thủ quy tắc và nghi lễ tôn giáo nơi đây. Tránh làm ồn ào, chụp ảnh ở những nơi cấm hoặc làm bất kỳ hành vi không tôn trọng nào.

➢ Khi du lịch Tây Thiên vào mùa hè, bạn cần chuẩn bị áo dài tay, mũ rộng vành, nước uống,… bởi thời tiết sẽ khá nắng và nóng.

➢ Nếu di chuyển đến Tây Thiên bằng phương tiện cá nhân, khi đến đầu Trung tâm Lễ hội Tây Thiên, bạn đừng nên rẽ vào đó mà nên đi thẳng sát vào tận trong chân núi, tránh phải đi bộ xa.

➢ Nếu muốn đi bộ lên đỉnh Tây Thiên, bạn nên chuẩn bị dép để vượt qua những đoạn suối dễ dàng hơn.

Lời kết

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tam Đảo là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của xứ sở mù sương này. Hy vọng những chia sẻ của Việt Du Travel sẽ giúp gia đình bạn có chuyến đi thật vui vẻ, suôn sẻ hơn trong hành trình khám phá Tam Đảo thơ mộng này nhé. 

Đừng quên thường xuyên theo dõi kênh website Việt Du Travel để nhận thông báo về những thông tin hữu ích cho chuyến đi và nhanh tay lưu lại sổ tay du lịch của mình để hành trình trọn vẹn hơn..!!!

Cre ảnh Sưu Tầm

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VIỆT DU

➥ Địa chỉ trụ sở chính: 52/2 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM
➥ Văn phòng đại diện: 107 Nguyễn Thị Kiểu, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM
➥ Điện thoại: (028) 36 029 711
➥ Hotline: 0915 797 718
➥ Email: sales@dulichvietdu.com