Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.
Giới thiệu về Phố cổ Hội An
Du lịch Miền Trung là trải nghiệm thú vị và đáng nhớ với nhiều bạn trong và ngoài nước. Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây Nam.
Không ồn ào, náo nhiệt, Hội An mang vẻ đẹp bình lặng và cổ kính. Sức hấp dẫn của đô thị hơn 400 năm tuổi xuất phát từ những kiến trúc cổ, những nhà mái ngói rêu phong, những con phố đèn lồng đầy màu sắc,…
Ngoài ra, Hội An cũng nổi tiếng với những lễ hội truyền thống đặc sắc như: lễ hội thành hoàng làng, lễ tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, lễ kỷ niệm các bậc thánh nhân tôn giáo,… và các trò chơi dân gian như hò khoan, hò giã gạo, bài chòi,…
Không chỉ được đắm mình trong vẻ đẹp bình dị của phố cổ, du lịch phố cổ Hội An bạn còn được khám phá sự giao thoa giữa các nền văn hóa phương Đông đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và văn hóa Việt. Bởi Hội An vốn là thương cảng đông đúc và sầm uất nhất tồn tại dưới triều Nguyễn cách đây khoảng 200 năm, chính sự giao thương giữa Việt Nam và các nước khác (Nhật Bản, Trung Quốc,…) đã tạo nên một Hội An đa văn hóa, đa sắc màu tồn tại đến ngày nay.
Du lịch phố cổ Hội An lý tưởng nhất vào thời gian nào?
Du lịch phố cổ Hội An lý tưởng nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm bởi vào thời gian này tiết trời xuân mát mẻ, Hội An ít mưa & có nắng nhẹ rất thích hợp để khách du lịch đến tham quan.
Tháng 5 đến tháng 8 nắng đẹp, tuy khoảng thời gian tháng 5 – tháng 6 thời tiết một số ngày nắng gắt cần chịu khó một chút nhưng bù lại đây là thời điểm tuyệt vời để lặn ngắm san hô tại Cù Lao Chàm. Bên cạnh đó, nếu có kế hoạch du lịch Hội An vào tháng 9 đến tháng 1 thì bạn nên cân nhắc vì lúc này ở Hội An đang là mùa mưa. Hãy chủ động theo dõi các dự báo thời tiết để có chuyến đi thuận lợi nhất nhé!
Thông tin về phố cổ Hội An | Lịch sử hình thành phố cổ Ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16 – thời kỳ mà Việt Nam nằm dưới sự vị trì của nhà Lê. Năm 1527, Mạc Đăng Dung dành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh lúc bấy giờ nằm dưới quyền cai quản của nhà Mạc.
Tuy nhiên đến năm 1533, nhóm binh sĩ nhà Lê (do Nguyễn Kim) cầm đầu chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim mất, con rẻ là Trịnh Kiểm nắm dành quyền và dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át. Giới thiệu về phố cổ Hội An
Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyên và một số binh lính lùi về vùng Thuận Hóa. Đến sau năm 1570, ông tiếp tục nắm quyền trấn thủ tỉnh Quảng Nam. Sau đó cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng thành thủy, mở rộng giao thương buôn bán với các nước phương Tây, Trung Quốc và Nhật Bản.
Cũng bắt đầu từ đó, Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ 17, 18. Về tên gọi Hội An. Theo người phương Tây xưa kia gọi Hội An là Faifo, có nghĩa là đô thị/phố buôn bán có cảng. Nhưng đây chỉ là một cách gọi, không được coi là chính thức mà Hoài Phố mới là tên gọi chính trước tên Hội An được sử dụng.
Phố cổ Hội An sở hữu nét đẹp cổ kính, nhẹ nhàng Không quá phô trương, ồn ào, Hội An đơn giản và nhẹ nhàng hòa mình vào không khí phố thị với nhịp sống chậm rãi, khác hẳn với sự vội vã của những thành phố khác. Nếu đến thăm Hội An vào một buổi sáng sớm, du khách sẽ cảm nhận được tất cả. Nó thực sự rất yên tĩnh, rất phù hợp cho những ai đang cần không gian để nghỉ ngơi sau những tất bật của cuộc sống.
Phố cổ Hội An – nơi giao lưu nhiều nền văn hóa Từng là một thương cảng đông đúc, sầm uất nhất tồn tại gần 200 năm. Kể từ khi triều Nguyễn cho phép mở cửa thông thương, nơi đây đã đón tiếp rất nhiều thuyền buôn từ khắp các miền của Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ,… Chính điều này đã tạo điều kiện để văn hóa các nước du nhập vào Hội An, tạo nên một Hội An đa sắc màu, đa văn hóa.
Văn hóa Hội An có sự giao thoa văn hóa các nước phương Đông gồm Trung Hoa, Nhật Bản và văn hóa Việt. Ngoài ra còn có sự giao thoa giữa các nền văn hóa cổ, được xem là một bức tranh thu nhỏ xã hội của 3 nền văn hóa cổ diện đó là văn hóa Champa, Sa Huỳnh và Đại Việt. Tuy vậy, nơi này vẫn giữ lại được cái hồn của dân tộc Việt.
Hội An với những kiến trúc cổ truyền thống Sẽ thật thiếu sót khi giới thiệu về Hội An mà không nói đến kiến trúc. Nhiều người nói Hội An như một cuốn sách của thời gian, mỗi trang sách là một trang sử của nền văn hóa. Nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, những bức tường vàng và cả những con đường.
Dù đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ khá nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa, trầm mặc rêu phong trong từng viên gạch, mái ngót, hàng cây,… nó giống như nét bình dị trong tính cách lẫn tâm hồn nhân hậu, chân chất của người dân phố Hội.
Dựa trên lịch sử từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu văn hóa của nhiều quốc gia nên Hội An cũng những lễ hội thú vị và đặc sắc giao thoa nhiều tín ngưỡng, phong tục khác nhau. Điều này như tạo nên một nét chấm phá đặc sắc trong bản vẽ của bức tranh Phố Hội, được cả du khách trong và ngoài nước thích thú.
Ngoài Phố cổ Hội An là điểm du lịch hấp dẫn, Đà Nẵng còn điểm du lịch Bà Nà Hils thiên đường du lịch.