Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội Ở Đâu?

Hồ Hoàn Kiếm chính xác thuộc Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Hồ nước này là điểm giao giữa các khu phố cổ nổi tiếng như: Phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, phố Hàng Ngang,… với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn 100 năm là: Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài,…
Chính vì tọa lạc tại vị trí đắc địa này nên nơi đây rất thuận tiện cho các du khách có thể tản bộ quanh hồ, thăm thú các địa danh nổi tiếng cũng như tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của hệ thống phố cổ bao quanh.

Lịch Sử Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội không chỉ đơn thuần là địa điểm du lịch hút khách, mà nơi đây còn là di tích đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà Thành. Hồ Hoàn Kiếm là một trong những biểu tượng của thủ đô, chỉ cần nhắc đến là nghĩ ngay đến Hà Nội.
Như đã đề cập ở phần trên, cái tên “Hoàn Kiếm” xuất phát từ một truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả kiếm cho rùa thần mà hầu như bất cứ người Việt Nam nào cũng đều biết đến.
Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội
Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 15, nước ta thời bấy giờ phải chống chọi dưới sự đàn áp, bóc lột của giặc phương Bắc lên dân chúng, triều đình. Chứng kiến tình cảnh nguy nan, Long Vương đã cho vua Lê Thái Tổ mượn thanh kiếm thần để chống giặc, giúp quân dân ta đuổi đánh thành công giặc ngoại xâm. Sau đó đất nước đã được thanh bình, không còn bóng dáng quân thù.
Một ngày nọ khi vua Lê Thái Tổ đi dạo trên hồ, rùa thần đột nhiên ngoi lên và đòi vua trả lại thanh kiếm thần mà Long Vương cho mượn. Vua đã trao trả lại thanh gươm cho rùa thần, rùa cũng lặn xuống và biến mất. Từ đó hồ Lục Thủy được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Truyền thuyết và cụ rùa sinh sống ở hồ Hoàn Kiếm vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải được lưu truyền đến ngày nay.
Đến năm 1884 của thế kỷ 19 khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp. Họ đã cải tạo lại khá nhiều quang cảnh của hồ Hoàn Kiếm. Các khu phố cổ xung quanh hồ đều do Pháp quy hoạch và thi công. Sau khi giành lại được độc lập, Hà Nội vẫn giữ lại những công công trình thời kỳ Pháp thuộc và tiếp tục bảo quản, phát triển đến ngày nay.

Rùa Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Rùa hồ Hoàn Kiếm Hà Nội có tên gọi khoa học là Rafetus Leloii hay Rafetus Vietnamensis thuộc họ ba ba, có kích thước khá lớn. Trước đây rùa hồ Hoàn Kiếm có 4 cá thể nhưng đến hiện tại tất cả đều đã chết. Cũng có thông tin cho rằng vẫn còn khoảng 5 cá thể trong hồ nhưng điều này chưa được chứng minh.
Hiện tại trong đền Ngọc Sơn, bảo tàng Hà Nội vẫn còn lưu giữ tiêu bản của các Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm. Các tiêu bản rùa Hồ Hoàn Kiếm đang được bảo quản đóng vai trò là di sản văn hóa vô giá gắn liền với truyền thuyết và lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội Có Gì?

Đây luôn là địa điểm thu hút không chỉ du khách thập phương mà còn cả những cư dân địa phương. Thật là thiếu sót nếu bạn bỏ qua những địa danh nổi tiếng sau:

1. Tháp Rùa 

Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng năm 1884 – 1886 trên đảo Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Tháp có cấu trúc hình chữ nhật với ba tầng, các tầng nhỏ dần từ dưới lên trên. Hai mặt ở phía Đông và phía Tây của tháp có tổng cộng 3 cửa cuốn. Mặt phía Nam và phía Bắc có 2 cửa cuốn đầu nhọn.
Trên đỉnh tầng 1 và tầng 2 đều có lan can bao quanh với 4 đầu đao uốn cong dần lên đỉnh, trên đỉnh tháp có hình ngôi sao năm cánh.

2. Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại hồ Hoàn Kiếm, chính vì vậy mà bạn không nên bỏ qua địa danh này. Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc – Một trong hai đảo nổi của hồ Hoàn Kiếm.
Theo thông tin mà các văn bia ghi lại, đền Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1841 và được tu sửa lại bởi nhà nho Nguyễn Văn Siêu vào năm 1865.
Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương Đế Quân, vị thần chủ quản phúc lộc cho sĩ nhân (người thi khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng có công lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên.
Đền Ngọc Sơn hội tụ cả 3 tôn giáo là Phật Giáo. Nho Giáo, Đạo Giáo. Đến tham quan đền Ngọc Sơn bạn sẽ được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn lịch sử như: Tháp Bút, Đài Nghiên, Đắc Nguyệt Lâu, đền thờ, Trấn Ba Đình.

3. Cầu Thê Húc

Cây cầu Thê Húc bắc ngang nối từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến ngôi đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc. Cầu có màu đỏ rực rỡ với thiết kế uốn cong vô cùng nổi bật trên nền nước màu xanh lục của mặt hồ.
Cầu Thê Húc được xây dựng vào năm 1865 với tổng cộng 15 nhịp cầu, 32 chân trụ tròn xếp thành 16 đôi. Mỗi ngày đều có khá đông khách du lịch đến cầu Thê Húc để tham quan, đây cũng là điểm lý tưởng cho các tín đồ sống ảo.
Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm như thế nào?

Để di chuyển đến Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội có rất nhiều cách, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện công cộng.

Xe bus công cộng

Có rất nhiều tuyến xe bus đi qua Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội , đây cũng là loại phương tiện phù hợp và tiết kiệm với những bạn ở xa khu vực trung tâm phố cổ.

– Điểm dừng bãi đỗ xe bờ hồ: có xe 09, 14

– Điểm dừng Bưu điện thành phố Hà Nội: có xe 08, 09, 31, 36

– Điểm dừng ngã 3 Lê Thái Tổ, Hàng Trống: có xe 09, 31, 36

– Điểm dừng số 15 Đinh Tiên Hoàng: có xe 36

– Điểm dừng ngân hàng nhà nước Việt Nam: có xe 04, 11, 18, 23, 34, 40

– Điểm dừng cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội: có xe 04, 08, 11, 18, 23, 40

Taxi

Nếu đi taxi thì bạn có thể lựa chọn những hãng taxi uy tín như Mai Linh, Taxi group, hoặc nếu muốn rẻ hơn thì bạn có thể đi các hãng  Thanh Nga, Ba Sao, Thành Công…

Để trải nghiệm chuyến du lịch quanh khu Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội một cách trọn vẹn nhất, các bạn có thể sử dụng một số loại phương tiện sau:

– Xe máy: Là phương tiện nhỏ gọn, rất thích hợp cho những bạn du lịch cá nhân hay theo nhóm muốn tự mình khám phá khu vực hồ Hoàn Kiếm. Có rất nhiều địa điểm cho thuê xe máy ở Hà Nội để bạn lựa chọn.

– Xích lô: Dạo phố bằng xích lô là một gợi ý tuyệt vời giúp du khách có thể thư thái ngắm nhìn cảnh quan xung quanh. Tuy nhiên để tránh tình trạng bị chặt chém, các bạn nên lựa chọn những hãng có tên tuổi, uy tín cũng như thương lượng trước với tài xế về giá cả.

-Xe điện: Đây là loại phương tiện mới song được rất nhiều người ưa thích lựa chọn. Xe chạy qua nhiều tuyến phố cổ cũng như danh lam, di tích ở quanh khu vực hồ Gươm và phố cổ. Thời gian hoạt động của xe điện ban ngày từ 8h30 đến 16h30, còn buổi tối bắt đầu từ 19h đến 23h. Mỗi ô tô điện có thể chở được 8 người, chạy trong thời gian trung bình từ 35-60 phút/chuyến.