Hoàng Su Phì còn có cái tên người dân địa phương thường gọi là Bản Phùng Hà Giang. Một trong những địa điểm được nhiều du khách yêu thích đến khám phá thiên nhiên hùng vĩ, núi non nơi đây cùng với những di tích lịch sử hào hùng. Cùng theo chân Việt Du Travel đến khám phá Bản Phùng – Hoàng Su Phì qua bài viết dưới đây nhé.
Chuyến đi sẽ càng thú vị và hấp dẫn hơn khi lựa chọn Việt Du Travel đồng hành, liên hệ đến hotline 0915 797 718 – Mr Cường để được hỗ trợ nhanh nhất.
Hoàng Su Phì Hà Giang
Du lịch Hà Giang đến với Hoàng Su Phì, đây là huyện vùng cao nằm ở phía Tây. Xưa kia, vùng đất này vốn thuộc châu Bình Nguyên xứ Tuyên Quang. Ngày 1/1/1906 huyện Hoàng Su Phì được thành lập bao gồm 2 tổng Tụ Nhân và tổng Xín Mần thuộc tiểu quân khu vùng này (tức tỉnh mảnh đất này ngày nay).
Sau khi đất nước độc lập, địa giới của Hoàng Su Phì cũng được thay đổi. Năm 1965, huyện được chia tách thành 2 huyện Xín Mần và Hoàng Xu Phì. Hiện nay Hoàng Su Phì có 24 xã và 1 thị trấn trong đó có 4 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên hơn 40km.
Địa hình của Hoàng Su Phì nằm trên thượng nguồn Sông Chảy chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều con suối. Đây là nơi định cư lâu đời của người dân thuộc 12 dân tộc, trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số. Do nằm trên cung đường nối liền các vùng phía Đông và Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các nét văn hóa độc đáo được cộng đồng người dân ở đây bảo tồn và lưu giữ nên du lịch Hoàng Su Phì có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là du lịch sinh thái cộng đồng.
Đặc biệt, nếu may mắn, du khách còn được xem và trải nghiệm những lễ thức hết sức kỳ bí và độc đáo của cộng đồng người dân nơi đây như Lễ hội Quyã Hiéng (lễ hội Qua Năm), lễ gọi hồn lúa, lễ nhảy bói của dân tộc Dao, lễ cúng Thần rừng của dân tộc Nùng, tết Khu cù tê của dân tộc La Chí, Hội Gầu tào của dân tộc Mông.
Thời điểm lý tưởng đến tham quan Bản Phùng Hà Giang
Là huyện vùng cao, địa hình chia cắt mạnh nên Hoàng Su Phì có nhiều tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Vì vậy khi đến du lịch Hoàng Su Phì, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn các chuyến du lịch cho phù hợp. Mùa xuân là thời điểm các lễ hội độc đáo của Hoàng Su Phì được tổ chức. Dịp này cũng là mùa chụp ảnh các vườn đào, lê, đồi chè.
Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa. Đến Hoàng Su Phì dịp này sẽ được chiêm ngưỡng thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trong mùa nước đổ. Từ giữa tháng 9 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Tầm này đi Hoàng Su Phì là thích nhất, tha hồ chụp ảnh ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.
Cuối năm, khi bước sang mùa đông miền Bắc. Nếu không ngại cái lạnh, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì khám phá Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết.
Những điều thú vị tại Hoàng Su Phì Hà Giang
Hoàng Su Phì được biết đến với những thửa ruộng bậc thang vàng óng, là một trong những điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam. Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì trải dài, uốn lượn trên những triền núi, đồi cao, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ và thơ mộng.
Ruộng bậc thang Bản Phùng
Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, các bạn phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã.
Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.
Ruộng bậc thang Hồ Thầu
Hồ Thầu là một xã của Hoàng Su Phì, cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu của người dân tộc Dao đỏ. Người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở. Việc khai ruộng được tiến hành từ trên cao xuống thấp với những công cụ lao động giản đơn như cuốc chim, bừa gỗ, xẻng, dao quắm. Ruộng bậc thang Hồ Thầu mênh mông, cao ngút tầm mắt với những ngọn đồi làm ruộng có độ rộng lớn, đều và ít dốc.
Ruộng bậc thang Thông Nguyên
Nằm ở tả ngạn, nơi hội tụ dòng chảy của 3 con suối lớn: Phìn Hồ đổ xuống, Nậm Ông chảy về và Nậm Khòa dội sang cùng đổ vào một chỗ tạo thành một bình nguyên ngay trên lưng chừng núi. Nhiều người nhận xét rằng, Thông Nguyên là nơi “Quần Sơn – Tụ Thủy”. Thông Nguyên là một trong những địa điểm ngắm ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở Hoàng Su Phì, đoạn đẹp nhất các bạn có thể dừng lại chụp ảnh là khoảng km24 đường từ Bắc Quang đi Hoàng Su Phì.
Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sán Sả Hồ
Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nên nhiều ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Ruộng bậc thang ở đây của người Dao áo dài và người Nùng.
Cánh đồng hoa Tam giác mạch
Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của xứ đá tai mèo với vẻ đẹp miên man, hoang dại, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Cao nguyên đá. Những năm gần đây, hoa tam giác mạch còn được trồng trên chính những thửa ruộng bậc thang tại 2 huyện phía Tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Lên Hoàng Su Phì vào thời điểm cuối thu, sau khi những thửa ruộng bậc thang được thu hoạch xong thì cũng là lúc màu vàng của lúa được thay thế bằng sắc màu say đắm của những bông hoa tam giác mạch.
Chợ phiên Hoàng Su Phì
Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa trao đổi là những vật phẩm trong sinh hoạt hàng ngày như rau quả, vải vóc, chỉ thêu, vật dụng làm nương rẫy…
Không sầm uất như chợ dưới xuôi, việc trao đổi mua bán ở đây diễn ra khá đơn giản để nhanh chóng nhường chỗ cho phần giao lưu tinh thần. Dăm ba quả trứng, vài chai mật o¬ng, mấy trái su su… đổi lấy túi mì chính, quả pin, cái ô, ít chỉ khâu… nhưng chợ phiên vùng cao lại thấm đậm tình người, bởi đến chợ chỉ là cái cớ để trai gái được gặp nhau, được ngắm nhìn, được khoe những bộ váy áo đẹp nhất.
Một số điều lưu ý khi đến Hoàng Su Phì
Để hành trình khám phá Hoàng Su Phì thêm phần trọn vẹn thì bạn cần lưu ý một số điều bên dưới đây:
– Bạn cần mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như CCCD/CMND, giấy phép lái xe và kiểm tra chất lượng xe, mang theo đồ phản quang, kiểm tra đèn, phanh xe kỹ lưỡng trước khi xuất phát.
– Thời tiết tại Hoàng Su Phì khá lạnh nên khi đi du lịch tại đây bạn cần mang theo áo ấm và các trang phục giữ nhiệt tốt nhé.
– Ngoài ra bạn cũng nên mang theo đồ ăn nhẹ như bánh, kẹo, nước uống tại vì trên đường đi có khá ít quán bán đồ ăn.
– Đặc biệt là bạn nhớ mang cả quần áo, sách vở và bánh kẹo để tặng cho các em nhỏ ở đây đấy nhé.
Lời kết
Hoàng Su Phì là địa điểm du lịch hấp dẫn mang đậm nét đẹp thiên nhiên hoang sơ cùng với cảnh sắc nghiêng nước làm cho ai đến đây đều không quên được vẻ đẹp của chúng. Đừng quên theo dõi kênh website của Việt Du Travel luôn luôn mang đến những thông tin hữu ích về các địa điểm tham quan nhiều địa điểm hữu ích.
Cre ảnh Sưu Tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» “Lạc Trôi” Đến Hồ Đa Mi – Vùng Đất Đầy Hùng Vĩ
» Gợi Ý 15+ Các Địa Điểm Du Lịch Hà Giang Siêu Đẹp Mà Bạn Không Thể Bỏ Lỡ