Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên là một trong những ngôi nhà thờ có tuổi đời 120 năm. Mang nét cổ kính và lối kiến trúc Gothic như những thước phim lãng mạn của xứ châu Âu. Đây là một ngôi nhà thờ nổi tiếng của thành phố “Hoa vàng trên cỏ xanh” rất được nhiều du khách yêu thích. Cùng Việt Du Travel tìm hiểu về ngôi nhà thờ Mằng Lăng có gì, giờ lễ nhà thờ Măng Lăng để các tín đồ Công Giáo có thể ghé đến tham dự thánh lễ nhé.
Vẻ đẹp của nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên tọa lạc tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35 km. Đây là một trong những nhà thờ Công Giáo lâu đời nhất của Việt Nam được xây dựng từ những năm 1892.
Nhà thờ được nhiều du khách biết đến với lối kiến trúc Gothic đầy ấn tượng mang đậm chất nét châu Âu – phong cách này khá nổi tiếng trên thế giưới. Tổng thể nhà thờ được phủ lên một sắc xanh xám hòa hợp với màu xanh của cây cối trong khuôn viên nhà thờ làm cho nhà thờ càng nổi bật hơn.
Trên đỉnh nhà thờ có một cột thánh giá đặt ngay giữa hai bên là hai lầu chuông, phía trước khi nhà thờ là một đường hầm nhỏ được xây dựng kiên cố và lưu giữ nhiều bức điêu khắc tỉ mỉ kể về câu chuyện của thánh Anre Phú Yên.
Ngôi nhà thờ này cũng là địa điểm để các giáo dân đến hành hương vào dịp cử hành kỷ niệm Chân phước Anre Phú Yên và lễ cầu cho giới trẻ Công giáo Việt Nam.
Nhiều người kể lại, trước đây xung quanh nhà thờ có rất nhiều loại cây hoa tím cùng họ với cây bằng lăng, nên người dân gọi loài hoa đó là hoa Mằng Lăng và nhà thờ ở gần đó là nhà thờ Mằng Lăng. Ngày nay khi đến nhà thờ, bạn sẽ nhìn thấy một chiếc bàn gỗ Mằng Lăng đã có từ rất lâu.
Giờ lễ nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
Hầu như khắp các ngày trong tuần đều diễn ra hoạt động linh thiêng của bà con giáo dân địa phận giáo xứ Mằng Lăng. Du khách gần xa có thể tham khảo bảng giờ lễ nhà thờ Mằng Lăng để bố trí cho mình thời gian đến tham quan và hành lễ phù hợp.
– Ngày thường (thứ 2 đến thứ 6): 18h30
– Thứ 7: 5h30 và 18h30
– Chúa nhật (mùa hè): 5h30, 9h00, 16h00
– Chúa nhật (mùa mưa): 15h00
Khi đến nhà thờ Mằng Lăng bạn cũng có tham gia góp phân vào quỹ Cô Nhi viên Mằng Lăng nơi bảo trợ các trẻ em mồ côi. Những hiện vật lịch sử từ thế kỷ 19 vẫn còn được lữu giữ tại các gian trưng bày phía sau nhà thờ gần với Cổng Cô Nhi Viện.
Lịch sử nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
Theo lịch sử ghi chép lại thì đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475) mở đến đất Phú Yên lấy núi Thạch Bi làm giới hạn. Triều Nguyễn đời Chúa Tiên năm Mậu Dần (1578) vua ủy nhiệm ông Lương Văn Chánh làm Trấn Biên Quan nhưng mãi đến năm Kỷ Ty 1629, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mới cho lập Dinh Trấn Biên và giao cho người con rể là Nguyễn Phúc Vinh làm Quan Trấn Thủ. Bản đồ của Cha Đắc Lộ năm 1651 ghi Dinh Trấn Biên là Dinh Phoan phía trước Dinh có một dòng sông.
Vợ Quan Trấn Thủ là công chúa Ngọc Liên – trưởng nữ của Chúa Sãi đã lãnh nhận bí tích rửa tội năm 1636 với tên thánh là Maria Madalena. Sau đó bà lập nhà nguyện trong Dinh Trấn Biên và truyền giáo đến mọi người. Tại Trại Thủy gần cửa biển Tiên Châu có vợ chồng quan coi cửa biển mang tên thánh là Biển Đức giữ đạo sốt sắng. Từ đó, nhóm giáo hữ đầu tiên đã thành lập
Năm 1892 linh mục Joseph de La Cassgane thường gọi là Cố Xuân khởi công xây dựng nhà thờ Mằng Lăng. Ông là linh mục chánh xứ đầu tiên của Giáo xứ này.
Kiến trúc nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
Nhà thờ Mằng Lăng được linh mục Joseph de La Cassagne thường gọi là Cố Xuân khởi công xây dựng năm 1892 và hoàn thành năm 1907. Tổng thế kiến trúc được xây theo lối Gothic Pháp với khuôn viên rộng 5000m2.
Lối kiến trúc này được kiến trúc sư của Pháp thiết kế cách đây khoảng 1000 năm trước công nguyên. Đỉnh cao trong thời kỳ hoàng kim của lối kiến trúc này chính là vào thể kỷ 18 – 19. Nhà thờ Mằng Lăng được ra đời trong thế kỷ 19 nên được ứng dụng lối kiến trúc Gothic rất nhiều
Mặc dù đã trải qua hơn 100 năm xây dựng, chịu bao nhiêu nắng mưa, bão táp, thời tiết khắc nghiệt nhưng nhà thờ vẫn ánh lên vẻ đẹp cổ điển, mạnh mẽ của những mái vòng cửa hình búp măn. Các cây trụ bê tông kết với xà kèo vững chãi. Nhìn vào như một pháo đài đầy kiên cố mà các linh mục, tu sĩ, giáo dân đã gìn gữi cho đến ngày nay.
Đặc biệt là cửa chính lối dẫn vào không gian nhà thờ được các nghệ nhân ngày ấy chạm khắc rất tinh xảo, làm toát lên chất mộc mạc và rất Việt Nam. Chính vì vậy mặc dù là kiến trúc Gothic Pháp những công trình vẫn thể hiện rõ nét Việt Nam của mình.
Bên cạnh tiểu tiết các mái vòm, các cột trụ biểu được đúc bằng bê tông cốt thép. Điểm nhấn của nhà thờ Mằng Lăng còn thể hiện ở hai tháp chuông hai bên tả hữu, với chính giữa là thập tự giá. Hai tháp chuông và thập tự giá này được xem là hình ảnh tiêu điểm của nhà thờ trong ánh nhìn đầu tiên.
Đi sâu vào bên trong, quan sát kỹ thì không gian thánh đường khá giống các nhà thờ Gothic khác ở Việt Nam với hai hàng cột tạo thành các ô vòm liên hoàn. Trên các ô vòm này đều điêu khắc những tiêu tiết của phong cách Gothic.
Riêng phần trần thánh đường không còn kiểu mái vòm Gothic cao vút như nguyên bản ban đầu mà thay vào đó là trần gỗ phẳng do ảnh hưởng trận bão năm 1924.
So với nhiều nhà thờ cổ nổi tiếng khác ở Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng không lớn và thiết kế bên trong đơn giản hơn rất nhiều. Tuy vậy, sự cầu kỳ trong trang trí mỹ thuật của lối Gothic Pháp kết hợp chút Việt Nam đã làm yếu tố đặc biệt mà ít nhà thờ nào sánh được.
Không chỉ là kiến trúc độc đáo, nhà thờ Mằng Lăng còn nổi bật bởi màu sơn hoàn toàn còn nguyên vẹn và mới mẻ như thuở ban đầu. Bên cạnh đó là một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả.
Và điều bí ẩn trong khu hầm nhỏ này là cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên – Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Ý. Bên cạnh đó là nhiều hình ảnh chụp nhà thờ Mằng Lăng từ những năm 90 tới nay và những hiện vật giá trị với giáo xứ.
Ngoài phong cách kiến trúc Gothic tuyệt hảo, một điều ít ai biết về nhà thờ Mắng Lăng, đó chính là nơi có vị trí hội tụ đầy đủ “tiền thông hậu thuận” khi phía Bắc là giáo xứ Sông Cầu, phía Nam giáp giáo xứ Chợ Mới (được tái lập tháng 5 năm 2013), phía Tây là giáo xứ Đồng Tre, còn phía Đông thì giáp biển. Do đó mà khi đứng trên cao quan sát, nhà thờ không khác gì một trung tâm của tôn giáo công giáo huyện Tuy An.
Những lưu giữ về nhà thờ Mằng Lăng
Về xứ Nẫu, Phú Yên, sẽ là điều đáng tiếc nếu du khách chưa kịp ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam. Nơi đây đặc biệt lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong địa phận xã An Trạch, huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) hơn 30km về phía bắc. Theo ghi chép giới thiệu ở đây, nhà thờ này được xây dựng vào năm 1892. Tên gọi Mằng Lăng theo những vị cao niên ở địa phương là lấy từ tên của một loài cây trồng rất nhiều ở vùng này cách đây hàng thế kỷ.
Hiện dấu tích của loài cây này chỉ còn lại trong chính tên gọi của một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam này. Linh mục đầu tiên ở nhà thờ giáo xứ Mằng Lăng là Andrê Phú Yên. Ngày nay, tượng của linh mục này vẫn đặt ở vị trí trang trọng ngay trước nhà thờ.
Toàn bộ nhà thờ toát lên vẻ cổ xưa với sơn phủ màu xanh xám đã sờn màu qua hàng thế kỷ tọa lạc giữa giáo xứ Mằng Lăng. So với các công trình nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam như nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh), nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh), nhà thờ Con Gà (Đà Lạt)…;
Hay những nhà thờ có kiến trúc Gothic nổi tiếng trên thế giới thì quy mô của nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn và nội thất giản tiện hơn. Nhưng một trong những khám phá mới mẻ khi chúng tôi đến nhà thờ Mằng Lăng là hang thánh đường trong lòng một quả đồi nhân tạo ở cánh tay trái nếu đi từ ngoài vào qua cổng chính.
Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sự lại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng.
Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này, người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng. Đến nay, những cây mằng lăng đã biến mất nhưng dấu tích của chúng vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ, bàn gỗ này được làm từ gỗ mằng lăng từ thuở sơ khai khi xây dựng nhà thờ.
Với hàng trăm năm tồn tại giữa bao nhiêu vật đổi sao dời, nhà thờ cổ Mằng Lăng thật sự là một địa chỉ khó bỏ qua với lữ khách khi dừng chân ở tỉnh Phú Yên – một trong những địa phương đầy tiềm năng du lịch nằm trên vùng duyên hải miền Trung nước ta.
Lời kết
Đọc đến đây rồi, bạn đã lưu nhà thờ Mằng Lăng vào lịch trình tham quan Phú Yên của mình chưa? Còn chần chờ gì mà không book tour du lịch Phú Yên – Quy Nhơn tại công ty du lịch Việt Du để khám phá vùng đất mới. Bạn liên hệ ngay đến Việt Du Travel để được hỗ trợ về lịch trình chi tiết nhé. Chúc bạn và gia đình có chuyến đi thật vui vẻ và hạnh phúc.
Hãy theo dõi kênh website của Việt Du Travel luôn luôn mang đến những thông tin hữu ích về các địa điểm tham quan nhiều địa điểm hữu ích.
Cre ảnh Sưu Tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» Giờ Lễ Nhà Thờ Song Vĩnh – Nhà Thờ Lối Kiến Trúc Châu Âu
» Giờ Lễ Nhà Thờ Chợ Đũi (Huyện Sĩ), Quận 1 – Giáo Phận Sài Gòn