Đấu trường La Mã – kỳ quan kiến trúc của dấu ấn cổ đại nước Ý

Trải qua hàng loạt những thăng trầm trong lịch sử, Đế chế La Mã cổ đại ngày nào giờ chỉ còn đọng lại những tàn tích hoang sơ. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tồn tại một công trình kiến trúc hiên ngang, vững chắc với tên gọi là Đấu trường La Mã Ý – Nơi được xem là “chứng nhân lịch sử” cho sự thịnh vượng của một Đế chế trong quá khứ. Cùng theo chân Việt Du Travel khám phá công trình hùng vĩ này qua bài viết dưới đây!

Giới thiệu về Đấu Trường La Mã Ý

Đấu trường La Mã Colosseum là một trong 7 kỳ quan kiến trúc của Thế giới được công nhận vào năm 2007, nơi đây được biết dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, ngày nay đấu trường có tên gọi là Colosseum hay Colosseo.

Được xem là biểu tượng của nước Ý, Colosseum là một đấu trường lớn tọa lạc ở thành phố Rome, nước Ý – Một trong những điểm đến du lịch Châu Âu hấp dẫn nhất. Nơi đây có sức chứa lên 50.000 khán giả và được sử dụng cho các đấu sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn Quần chúng.

Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn tất năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus , đến thời hoàng đế Domitian thì công trình được chỉnh sửa lại khá nhiều.

Vào thời kỳ trung cổ, bên trong đấu trường được xây dựng một nhà thờ nhỏ, còn khuôn viên đấu trường thì trở thành một nghĩa trang, đây là một sự thay đổi lớn đối với Colosseum. Vào giữa thế kỷ 14, phía nam của đấu trường đã bị sụp đổ hoàn toàn do một trận động đất lớn, những vật liệu quý từ tàn tích đều bị đánh cắp hoặc trưng dụng để xây dựng lại các công trình khác. Ngày nay, di tích đấu trường La Mã Colosseum đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn các du khách Châu Âu và quốc tế.

Đấu Trường La Mã
Đấu Trường La Mã Ý

Nét kiến trúc của Đấu Trường La Mã

Đấu trường La Mã Colosseum có chiều cao là 48m, chiều dài 189m và chiều rộng là 156m. Đây là công trình được xây trên một khoảng đất bằng phẳng và nguyên vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng đá travertine, liên kết với nhau bằng 300 tấn vòng sắt chứ không dùng vữa xây, kiến trúc của đấu trường Colosseum không theo lối thiết kế của các tòa nhà hay công trình La Mã thời bấy giờ mà mang hơi hướng tự do.

Có đến 80 cửa ra vào bao quanh đấu trường dành cho các khán giả có thể di chuyển nhanh chóng mặc dù sức chứa của đấu trường rất đông, trong đó thì 76 cổng được đánh số thứ tự La Mã dành cho những khán giả thường, 1 cổng dành riêng cho nhà vua cùng các cận thần, 3 cổng ra vào còn lại dành cho tầng lớp quý tộc.

Đối với 4 cổng ra vào dành cho nhà vua và quý tộc đều được trang trí bằng những bức phù điêu từ vữa sơn, theo dấu thời gian chỉ còn lại những mảnh vỡ, tuy nhiên nơi đây vẫn lưu giữ lại được phần lớn kiến trúc vĩ đại nguyên gốc từ thời cổ đại.

Đấu Trường La Mã
Đấu Trường La Mã Ý

Đấu trường La Mã được xây dựng với mục đích là nơi thi đấu của những võ sĩ, nô lệ. Ước tính đã có hơn 500.000 người cùng hơn 1 triệu loài động vật đã phải bỏ mạng ở đấu trường vì thua cuộc. Ngoài việc là nơi phục vụ các trận đấu mãn nhãn của người La Mã, đấu trường còn từng là nơi tổ chức các buổi biểu diễn công chúng, diễn kịch,… giai đoạn sau này thì đấu trường được trưng dụng làm nhà ở, cửa hàng buôn bán của người dân.

Colosseum còn có mối liên hệ mật thiết với giáo hội Công giáo. Hàng năm vào ngày thứ 6 của tuần Thánh, nơi đây vẫn được sử dụng để tổ chức nghi lễ Đàng thánh giá do Giáo hoàng chủ trì.

Đấu Trường La Mã
Đấu Trường La Mã Ý

Những điều thú vị tại Đấu Trường La Mã

Tuy là công trình với quy mô đồ sộ, được ví von là có vẻ đẹp trường tồn với thời gian. Thế nhưng Đấu trường La Mã lại ẩn chứa một số thông tin thú vị không phải ai cũng biết đến.

– Từng là nơi xảy ra các trận chiến tàn bạo và đẫm máu

– Giải đấu đầu tiên tại đấu trường Rome được diễn ra đến 100 ngày

– Trưng bày cả một hệ thống bán vé ghi rõ số cổng, số tầng và số khu được ngồi dành cho khán giả

– Có đến 100.000 mét khối hoa cương được sử dụng để xây dựng đấu trường

– Ngày xưa, phụ nữ có quyền tham gia các trận đấu tại đây, đấu sĩ nữ sẽ được gọi là Gladiatrice.

Lưu ý khi đến tham quan Đấu Trường La Mã

Để giúp chuyến tham quan Đấu trường La Mã diễn ra hoàn hảo, du khách cần “bỏ túi” những lưu ý như sau:

– Nên du ngoạn Đấu trường Colosseum trước sau đó mới tới các địa danh khác trong quần thể, vì nơi này khá đông đúc và phải xếp hàng khá lâu.

– Sau khi đi qua khu vực soát vé, du khách nên đi theo chỉ dễ để vào khu vực tham quan, có thể đi theo thứ tự Sàn đấu – Hypogeum – Khán đài.

– Nên di chuyển đến địa điểm vào buổi sáng để tránh việc chen chúc và đợi xếp hàng.

– Các thiết bị như gậy tự sướng hoặc Flycam đều bị cấm sử dụng khi tham quan Đấu trường La Mã.

– Có thể di chuyển đến điểm tham quan bằng tàu điện ngầm hoặc xe bus.

– Tự bảo vệ tư trang và túi xách cẩn thận bởi vì thành phố Rome có tỉ lệ trộm cắp và móc túi cao nhất Châu Âu.

Đấu Trường La Mã
Đấu Trường La Mã Ý

Lời kết

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp Du Khách có cái nhìn tổng quan về Đấu trường La Mã – Nơi được ví von là “kiệt tác kiến trúc trường tồn của thời gian”. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn tour du lịch Châu Âu cao cấp, liên hệ Việt Du Travel ngay để được hỗ trợ nhanh chóng!

Cre ảnh Sưu Tầm

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VIỆT DU

➥ Địa chỉ trụ sở chính: 52/2 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM
➥ Văn phòng đại diện: 107 Nguyễn Thị Kiểu, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM
➥ Điện thoại: (028) 36 029 711
➥ Hotline: 0915 797 718
➥ Email: sales@dulichvietdu.com