Vì sao Cung điện Hoàng Gia Campuchia lại thu hút khách du lịch?

Giữ vai trò là nơi ở của Hoàng Gia Campuchia, cung điện thu hút sự chú ý với kiến trúc bao mái bằng vàng lấp lánh nổi bật rõ rệt trên nền trời Phnom Penh. Cung điện Hoàng Gia Campuchia chắc chắn là nơi du khách phải tham quan khi ghé thăm Campuchia. Đảm bảo du khách sẽ có những trải nghiệm khám phá vô cùng choáng ngợp của thắng cảnh này. Cùng Việt Du Travel ghé đến tham quan cung điện Hoàng Gia Campuchia ngay nhé.

Gợi Ý 20+ Các Địa Điểm Du Lịch Campuchia Đẹp Nhất, Mang Một Màu Sắc Đầy Huyền Bí

Lịch sử Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Vào thời kỳ Angkor từ năm 802 đến đầu thế kỷ 17 thì kinh đô của người Khmer nằm ở phía bắc của Biển Hồ ngày nay là tỉnh Siem Riep. Vì cuộc đấu tranh liên miên với người Thái do nằm quá gần về phía biên giới khiến cho vương triều Angkor suy vong.

Trong suốt quá trình lịch sử của mình, nhận thấy kinh đô tại Siêm Riệp là không vững bền, nhà vua Ponhea Yat đã rời bỏ kinh thành Angkor hùng mạnh để thực hiện việc dời đô về Phnom Penh. Lần đầu tiên Phnom Penh được chọn làm kinh đô vào năm 1434 (hoặc 1446) và giữ vai trò kinh đô trong một vài thập kỷ. Năm 1494 kinh đô lại chuyển tới Basan, sau đó chuyển tới Lovek rồi tới Oudong.

Kinh đô không được dời lại Phnom Penh cho tới thế kỷ 19 và không có bằng chứng hay ghi nhận nào về một hoàng cung ở Phnom Penh trước thế kỷ 19.

Năm 1813 quốc vương Ang Chang (1796 – 1834) đã xây dựng Banteay Kev (Cung điện Pha Lê) trên vùng đất của hoàng cung ngày nay và ở đó trong thời gian rất ngắn trước khi chuyển tới Oudong. Cung điện Pha Lê bị đốt cháy trong cuộc phá hủy thành phố năm 1834 khi quân Xiêm rút lui khỏi Phnom Penh sau thời gian chiếm đóng.

Mãi cho tới khi thực dân Pháp xâm lược Campuchia và ép vua Norodom (1834 – 1904) ký Hiệp ước bảo hộ năm 1863, thủ đô vẫn được đặt tại Oudong, khoảng 45 km về hướng đông nam Phnom Penh. Đầu năm 1863, một cung điện tạm thời đã được xây dựng tại vị trí cách hoàng cung hiện tại khoảng vài trăm mét về hướng Bắc. Hoàng Cung ngày nay được thiết kế bởi kiến trúc sư Neak OkhnaTepnimith Mak và được xây dựng bởi sự bảo trợ của nước Pháp năm 1866.

Cũng trong năm đó, nhà vua rời Oudong (khoảng 45 km về hướng Đông Nam Phnom Penh) và Phnom Penh lại trở thành kinh đô của đất nước. Mấy thập kỷ sau đó, vài công trình kiến trúc được xây dựng thêm, một vài trong số chúng đã bị phá huỷ và xây mới, bao gồm Điện Chanchaya và Phòng khánh tiết. Cung điện hoàng gia chính thức hoàn thành việc xây dựng vào năm 1871 và những bức tường bao quanh được xây năm 1873.

Cung điện hoàn toàn được xây dựng theo môtip kiến trúc truyền thống Campuchia, tuy nhiên trong quần thể kiến trúc này, có một công trình mang đậm kiến trúc châu Âu là Điện Napoleon, một món quà từ nước Pháp năm 1876.

Cung điện Hoàng Gia Campuchia
Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Quốc vương Sisowath (1904 – 1927) tiếp tục hoàn thiện và cho xây dựng thêm rất nhiều công trình khác như Đại sảnh Phochani năm 1907, khánh thành năm 1912. Ông tiếp tục cho mở rộng Điện Chanchaya và Phòng khánh tiết vào năm 1913 – 1919. Các công trình do Siowath xây dựng trong thời gian này mang đậm phong cách kiến trúc của người Khmer phối thêm phong cách kiến trúc Tây Âu nhất là phòng khánh tiết.

Các công trình xây dựng quan trọng tiếp theo được làm vào những năm 1930, dưới thời quốc vương Monivong như xây thêm Điện thờ hoàng cung, Vihear Suor (1930), và phá bỏ và thay thế khu hoàng cung cũ bằng khu cấm thành Khemarin (1931). Sau đó, năm 1953 xây dựng công trình độc đáo Damnak Chan dùng làm nơi làm việc của Hội đồng cao cấp của nhà vua, năm 1956 xây dựng thêm khu biệt thự Kantha Bopha sử dụng cho các vị khách nước ngoài viếng thăm hoàng gia.

Từ khi diễn ra đảo chính năm 1970, khi Campuchia trở thành nước cộng hòa, trong suốt thời kỳ chế độ Khmer đỏ (Campuchia Dân chủ 1975-1979) và chế độ cộng sản của những năm 1980 đến tận năm 1993 khi nền quân chủ được lập lại, khu Hoàng cung có khi được sử dụng như bảo tàng hoặc bị đóng cửa. Trong thời kỳ cai trị của chế độ Khmer Đỏ, quốc vương Sihanouk và gia đình bị giam lỏng như tù nhân trong khu hoàng cung. Vào giữa những năm 1990 một số toà nhà trong khu Hoàng cung được phục chế và tu sửa với sự trợ giúp của quốc tế.

Cho đến ngày nay, dù đã tồn tại được gần 200 năm nhưng quần thể công trình này vẫn còn khá nguyên vẹn.

Cung điện Hoàng Gia Campuchia
Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Thời điểm lý tưởng đến Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Campuchia là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới với sự ảnh hưởng của hai đới gió mùa là gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Do đó, Campuchia có 2 màu chính là mùa mưa và mùa khô.

Campuchia là đất nước nằm trong khu vực nhiệt đới với sự ảnh hưởng của hai đới gió mùa là gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Do đó, Campuchia có 2 màu chính là mùa mưa và mùa khô.

Ngược lại, mùa khô lại là thời điểm có thời tiết vô cùng thuận lợi cho du lịch. Khoảng thời gian từ tháng 11 tới tháng 2 là khoảng thời gian thời tiết tương đối mát mẻ và khô ráo.

Tới khoảng thời gian tiếp theo từ tháng 3 tới tháng 5 là lúc thời tiết Campuchia tương đối oi bức. Nhưng tháng 4 là mùa lễ hội tại Campuchia nên rất đáng để du khách cân nhắc ghé thăm.

Những kinh nghiệm khi ghé đến Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Để tận hưởng được chuyến tham quan cung điện Hoàng Gia trọn vẹn nhất, du khách nên lưu ý một số kinh nghiệm du lịch được chia sẻ như sau:

➜ Khi đến thăm Cung điện Hoàng Gia Campuchia du khách nên bày tỏ lòng kính trọng của mình đối với thành viên Hoàng Gia của Campuchia.

➜ Chú ý du khách nên ăn mặc lịch sự, kín đáo và tranh đi dép lê khi tham quan cung điện. Nếu mặc bạn mặc váy ngắn hoặc quần áo quá mỏng sẽ không thể vào thăm cung điện.

➜ Một số khu vực cũng như hiện vật trong cung điện không được phép chụp ảnh du khách cần lưu ý về điều này.

➜ Tại Cung điện Hoàng Gia Campuchia du khách tuyệt đối không chạm tay vào tượng Phật hoặc có thái độ chế giễu hay xúc phạm Hoàng Gia.

➜ Nếu du khách nói chuyện hoặc cười to trong khu vực tham quan chắc chắn sẽ bị nhắc nhở và có thể bị mời ra khỏi khu vực cung điện.

➜ Theo quy định của cung điện khi du khách mang theo máy ảnh và máy quay phim sẽ mất thêm phí từ 2 – 5$.

➜ Đặc biệt khi ghé thăm cung điện du khách không nên bỏ lỡ những địa điểm trong khuôn viên cung điện như: Moonlight Pavilion, Chùa bạc, Cảnh Ramayana, Bảo tháp của vua Norodom I và Mặt nạ Ramayana.

Cung điện Hoàng Gia Campuchia
Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Cách di chuyển đến Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Cung điện Hoàng Gia nằm ngay tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia nên du khách Việt Nam hoàn toàn có thể đi bằng ô tô hoặc máy bay tới đây. Trong đó giá vé ô tô chỉ tầm 400,000 đồng/vé hai chiều.

Trong khu vực thành phố Phnom Penh tương đối nhỏ, do đó du khách lựa chọn khách sạn nào thì cũng có thể dễ dàng di chuyển tới cung điện. Phương tiện phổ biến nhất thường được sử dụng tại Phnom Penh là xe tuk tuk.

Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng taxi. Tuy nhiên tại Phnom Penh taxi thường không có đồng hồ tính km chạy, nên du khách cần thỏa thuận giá trước khi quyết định đi xe.

Giá vé tham quan Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Cung điện Hoàng Gia được mệnh danh là viên ngọc quý của thủ đô Phnom Penh. Du khách có thể bắt đầu ghé thăm cung điện từ 7h30 – 11h và 14h – 17h. Giá vé vào cửa tại cung điện chỉ mất 40.000 đồng cho một du khách.

Những điểm tham quan hấp dẫn ở Cung điện Campuchia

Tên gọi đầy đủ của cung điện này là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Hiện nay, Hoàng gia Campuchia vẫn sinh sống và làm việc trong cung điện này. Chính vì vậy, khu vực đó không mở cửa cho du khách thăm quan. Du khách sẽ chỉ được khám phá những công trình còn lại thôi. Cùng dạo một vòng để xem những điểm đến thú vị ở dưới đây nhé!

Chùa Vàng (chùa Bạc)

Cùng khám phá cung điện Hoàng gia Campuchia có gì thu hút du khách với chùa Vàng chùa Bạc nhé. Đây thực chất chỉ là một ngôi chùa, vậy vì sao lại có tới hai cái tên? Lí do chính bắt nguồn từ vật liệu làm nên ngôi chùa. Đối với du khách phương Tây, họ thường gọi đây là Chùa Bạc bởi chùa có tới hơn 5000 viên gạch lát nền được làm từ bạc nguyên khối, mỗi viên nặng khoảng 1kg.

Trong khi đó, du khách Á Đông lại thích gọi đây là chùa Vàng hơn, bởi tại chùa có một bức tượng Đức Phật tương lai bằng vàng ròng có nặng tới gần 90kg, tức là hơn so với một người bình thường. Bức tượng này thực sự là một bảo vật vô cùng quý giá không chỉ ở giá trị tinh thần mà còn ở giá trị vật chất. Cụ thể hơn, có khoảng 2100 viên kim cương được gắn vào pho tượng này, có những viên lên tới hơn 20 carat.

Không chỉ thế, ngôi chùa trong cung điện hoàng gia Campuchia có gì thu hút du khách nữa? Đó chính là bức tượng Ngọc lục bảo vô cùng quý hiếm, trên thế giới chỉ có 5 bức tượng như vậy. Kích thước của bức tượng này khá nhỏ, chỉ cao khoảng 60cm và được làm hoàn toàn bằng ngọc xanh rất quý.

Cung điện Hoàng Gia Campuchia
Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Sân khấu Chanchhaya

Đây là một trong những điểm thăm quan nổi tiếng nhất ở cung điện Hoàng gia Campuchia. Nơi đây còn được gọi bằng một cái tên khác là “sân khấu ánh trăng” chính bởi các điệu múa hoàng gia thường được biểu diễn tại đây. Ngoài ra, vào một số dịp đặc biệt, đức vua Campuchia cũng tổ chức các buổi diễn thuyết, gặp mặt dân chúng ngay tại sân khấu này.

Sân khấu này được xây dựng lại hai lần. Lần đầu tiên Chanchhaya được xây bằng vật liệu là gỗ dưới thời vua Norodom. Sau này tới thời vua Sisowath, sân khấu này đã được xây dựng lại dựa theo kiến trúc ban đầu. Đặt vé máy bay rẻ đi Campuchia để chiêm ngưỡng tận mắt sân khấu này nhé.

Phòng khánh tiết

Theo tiếng Khmer, phòng khánh tiết có tên là Preah Thineang Vinnichay (Thánh vị phán xử). Có lẽ điều đặc biệt nhất tại căn phòng này chính là ngai vàng của nhà vua. Đây là nơi tổ chức lễ đăng quang cho các vị tân hoàng đế, thế nhưng từ khá lâu rồi lễ đăng quang vẫn chưa được tổ chức tại đây một lần nữa.

Bên cạng nghi lễ đăng quang của nhà vua, phòng khánh tiết còn là nơi tổ chức các buổi thiết triều hoặc tiếp đãi nguyên thủ quốc gia khác. Là một nơi có tầm quan trọng ở mức độ quốc gia như vậy nên căn phòng này có kiến trúc khá trang trọng. Ở phía bên ngoài, bạn có thể thấy đây là một tòa nhà có ba mái chóp. Mái chóp ở giữa cao tới 59m và có bức tượng Brahma. Khi vào bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng đồng của vua Sisowath với kích thước như người thật.

Vườn hoa

Nếu đã thăm thú hết những địa điểm trong cung điện thì bạn nên tới vườn hoa để thư giãn một chút. Đây là nơi trồng rất nhiều loại cây quý hiếm và có giá trị. Ngay ở cửa ra vào, bạn có thể bắt gặp ngay cây sala, một loại cây của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đi vào sâu hơn, bạn còn có thể chiêm ngưỡng thêm nhiều loại như cây bò cạp vàng hay cây si với tuổi đời khá lâu, ít nhất cũng trên 100 năm.

Cung điện Hoàng Gia Campuchia
Cung điện Hoàng Gia Campuchia

Ăn gì khi đến Cung điện Hoàng Gia Campuchia?

Để chuyến du lịch khám phá cung điện Hoàng Gia trọn vẹn, du khách nên tham khảo và thưởng thức một số đặc sản nổi bật tại Campuchia dưới đây:

Num Banh Chok

Nom Banh Chok là món ăn đặc biệt phổ biến tại Phnom Penh. Num Banh Chok có nguyên liệu chính là mì gạo lên men thủ công với sự kết hợp nước súp giữa cà ri, cá, rau, sả, củ nghệ và các loại thảo mộc.

Du khách có thể ghé tới thưởng thức Num Banh Chok trong chuyến đi Cung điện HHoàng Gia Campuchia thì có thể ghé tới một số địa điểm như:

Chợ Orussey Phnom Penh

Samnang Kitchen – 155, chợ Toul Tom Poung, Phnom Penh

Yakitori

Yakitori là thịt xiên gà và cũng là món ăn đường phố được yêu thích hàng đầu tại Phnom Penh. Thịt nướng luôn là món ăn thích hợp nhất trong lúc dạo chợ đêm Phnom Penh sau ngày dài ghé thăm Cung điện Hoàng Gia Campuchia.

Giá các món thịt xiên khoảng 12.000 đồng tương đối hợp ví tiền và đảm bảo được phục vụ nhiều đô ăn kèm. Du khách có thể ghé tới đường 123, Phnom Penh để thưởng thức món ăn này

Bai Sach Chrouk

Cơm thịt lợn Bai Sach Chrouk sẽ là lựa chọn thích hợp sau một chuyến du lịch dài. Đây cũng là món ăn quen thuộc của người dân Phnom Penh cũng như người dân Campuchia.

Bai sach chrouk được làm từ thịt lợn thái mỏng và nướng cùng với tỏi, nước cốt dừa trên bếp than. Du khách có thể chọn ăn kèm cùng với nước canh xương và củ cải đỏ ngâm gừng.

Lời kết

Như vậy, Việt Du Travel cũng đã phần nào trình bay cho bạn được về những điểm thu hút du khách của cung điện Hoàng gia Campuchia. Bạn hãy bắt đầu ngay một chuyến du lịch tới đây để được thăm thú thực tế nhé. Sẽ có rất nhiều điều thú vị để bạn khám phá đấy. Chúc chuyến đi của bạn được thuận lợi và vui vẻ.

Đừng quên thường xuyên theo dõi kênh website Việt Du Travel để nhận thông báo về những thông tin hữu ích cho chuyến đi và nhanh tay lưu lại sổ tay du lịch của mình để hành trình trọn vẹn hơn nhé!

Cre ảnh Sưu Tầm

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VIỆT DU

➥ Địa chỉ trụ sở chính: 52/2 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM
➥ Văn phòng đại diện: 107 Nguyễn Thị Kiểu, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM
➥ Điện thoại: (028) 36 029 711
➥ Hotline: 0915 797 718
➥ Email: sales@dulichvietdu.com