Đối với mỗi người Công Giáo, các ngày lễ Chúa Nhật và các lễ trọng ra thì nhà thờ được người Công Giáo rất xem trọng. Các nhà thờ ở Quy Nhơn mang trong công trình kiến trúc Phương Tây khiến ai đã đến thì không thể quên khung cảnh tuyệt đẹp của bầu trời tựa châu Âu.
Đạo công giáo đến với Việt Nam từ thế kỉ XVI, và được gia nhập bởi những nhà truyền giáo của Châu Âu. Trải qua bao nhiêu thăng trầm thì đạo công giáo đã có một chỗ đứng khá vững trong nền tôn giáo của Việt Nam ta.
Nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn
Địa chỉ 122 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định
Giờ lễ nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn
Ngày thường: 5h00 – 17h30
Chúa nhật: 17h30 (thứ 7), 5h00, 7h00, 8h30, 17h30
Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn còn gọi là Nhà thờ Nhọn nằm ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Quy Nhơn. Nhà thờ này do hội kiến trúc SIDEC thiết kế và được khánh thành vào ngày 10 tháng 12 năm 1939 với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi.
Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn được xây dựng theo bố cục hình thánh giá, dài 57,5 mét, rộng 22,6 mét, hai hàng cột đúc xi măng cốt thép. Gian chính giữa rộng 8 mét, cung thánh rộng 8 mét, dài 14,50 mét. Sau cung thánh có 5 bàn thờ phụ.
Nhà thờ có sức chứa lên đến 1.500 người. Điểm đặc biệt là nhà thờ có một tháp nhọn cao 47,2 mét cao vút lên nền trời. Chính điều này lý giải vì sao người dân thường quen gọi đây là nhà thờ nhọn. Nhà thờ được lát đá hoa cương gian cung thánh và sơn quét lại ngôi thánh đường cũng đồng thời xây dựng Hang Đá Lộ Đức bên cạnh nhà thờ chính tòa.
Năm 1992, đồng hồ điện tử có bốn mặt được đặt trên tháp chuông. Điểm đặc biệt là bên cạnh tiếng chuông đồng hồ còn có bài nhạc thánh ca Ave Ave Ave Maria phát ra mỗi khi điểm giờ.
Nhà thờ Đồng Tiến
Địa chỉ tại 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Quy Nhơn, Bình Định
Giờ lễ nhà thờ Đồng Tiến
Ngày thường: 17h30
Chúa nhật: 17h30 (thứ 7), 6h00, 17h30
Ngày 27 tháng 07 năm 1967, Đức cha Đominicô Hoàng Văn Đoàn đã ký văn bản chính thức thiết lập giáo xứ Đồng Tiến và bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Đình Đệ làm cha sở, tạm dùng nguyện đường trường Đồng Tiến làm nhà thờ của giáo xứ.
Mô hình ngôi thánh đường được kiến trúc theo hình Thánh giá. Mỗi cánh Thánh giá dài 15m, rộng 9m. Thân Thánh giá dài 32m, rộng 11m. Phần đầu Thánh giá dùng làm phòng thánh, phần giữa dùng làm cung thánh, còn phần thân đổ bê tông cốt sắt, dành cho giáo dân. Phía trên dùng làm sân thượng. Giữa sân thượng có đặt một tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, cao 4m.
Mặt tiền ngôi thánh đường như tấm phông đứng sừng sững sau tượng Đức Mẹ, được xây theo hình tam giác cân, cao 15m. Trên đỉnh, lệch một bên, có cây Thánh giá rộng 2m, dài 5m, thân kéo dài xuống khoản 1/3 mặt tiền, hướng về phía Đông.
Nhà thờ Lòng Sông Quy Nhơn
Địa chỉ tại Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định
Nhà thờ Lòng Sông thuộc thôn Quảng Vân, Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định. Đây là chủng viện lâu đời của tỉnh Bình Định và cũng là cái nôi Công Giáo của Giáo phận Đàng Trong. Đây là một trong những ngôi nhà thờ đẹp ở Quy Nhơn được nhiều người ghé đến tham quan và tham dự thánh lễ.
Kiến trúc nơi đây được xây dựng theo phong cách Gothic, mang một nét cổ kính trầm mặc. Nằm trải dài trên một cánh đồng lớn, xung quanh là những thửa ruộng bao phủ, nơi đây vô cùng yên bình và tĩnh lặng. Nơi đây mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Pháp cũ với tường vôi vàng. Màu chủ đạo là xám và trắng nơi đây tạo cho bạn môt cảm giác đầy cổ kính và thiêng liêng.
Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng Quy Nhơn
Địa chỉ tại Hàn Mặc Tử, Quy Nhơn, Bình Định
Giờ lễ nhà thờ Đá Quy Nhơn
Ngày thường: 17h30
Chúa nhật: 17h45 (thứ 7), 5h15, 17h00
Cũng là một trung tâm hành hương lớn của giáo phận Quy Nhơn như nhà thờ Chính Tòa, với lối kiến trúc dân dã, bình dị và được gia công chủ yếu bằng đá tảng nên được giáo dân gọi với cái tên thân thương là Nhà Thờ Đá (nhà thờ Núi).
Được giao hòa bởi không gian thoáng đãng thơ mộng của rừng núi và phố phường, nhà thờ Đá mang một nét đẹp đặc trưng trong lòng thành phố biển Quy Nhơn. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến tham quan thắng cảnh Ghềnh Ráng – mộ Hàn Mặc Tử – bãi tắm Hoàng hậu.
Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng có tên đầy đủ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, thuộc giáo phận Quy Nhơn. Theo các tài liệu, nhà thờ Đá được khởi công xây dựng vào ngày 11/02/1963 và khánh thành ngày 15/8/1964, do linh mục Phạm Châu Diên đứng ra xây cất. Sau 40 năm trải qua mưa nắng, gió biển bào mòn, nhà thờ đã có một thời gian xuống cấp, hoang phế. Năm 2005, nhà thờ được tái thiết lại và khánh thành ngày 02/02/2007, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.
Đại chủng viện Quy Nhơn
Địa chỉ tại 116 – 122 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định
Nơi đây là nơi để đào tạo ra những giám mục tương lai, là trung tâm đào tạo của giáo phận, là nơi nhà chung ban đầu của những người bạn muốn dấn thân vào con đường phụng vụ.
Là một trong những công trình ban đầu của giáo phận thì nơi đây mang đậm nét rêu phong cổ kính của lối kiến trúc phương tây cổ. Với khuôn viên dài hướng ra biển với một màu đá rêu phong thì khi đi qua đây bạn sẽ phải ồ lên kinh ngạc đấy.
Tuy đã qua nhiều lần tu sửa về cơ sở vật chất nhưng với sự tính toán tỉ mỉ thì những bề mặt nổi của công trình được giữ gìn một cách cẩn thận và luôn giữ cho mình nét đẹp theo thời gian.
Đây cũng là trung tâm mục vụ, nơi diễn ra những hội nghị, những buổi lễ kỉ niệm cũng như là nơi họp mặt gặp gỡ giữa các giáo phận nên nơi đây được các giám mục chăm sóc một cách đặc biệt.
Nhà thờ Quy Đức
Địa chỉ: 946 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định
Giờ lễ nhà thờ Quy Đức
Ngày thường: 5h00 – 17h00
Chúa nhật: 19h00 (thứ 7), 5h00, 8h00, 16h00
Vùng đất mà ngày nay có nhà thờ Qui Đức mang tục danh là Gò Rộng. Tên gọi Gò Rộng có thể vì trước kia là gò đất rộng rãi to lớn để chôn xác chết, trong nghi thức chôn cất, khi đặt quan tài xuống huyệt để lấp, người ta gọi là nghi thức hạ rộng hay hạ huyệt.
Cũng có những người cao tuổi đã được sinh ra và lớn lên tại vùng đất nầy cho biết trước khi có tên Gò Rộng, vùng đất nầy còn có tên là Gò Rồng. Tên gọi nầy vừa nói lên vùng đất nầy có nhiều cây xương rồng (cây gai bàn chải), vừa nói ngọn núi Hưng Thạnh (Núi Một), phía sau nhà thờ, giống như con rồng.
Ngày 24 tháng 06 năm 1970, giáo họ Gò Rộng được tách khỏi giáo xứ Qui Nhơn để thành lập giáo xứ và được Đức cha Đôminicô đặt tên là giáo xứ Qui Đức.
Nhà thờ Hòa Ninh
Địa chỉ số 128 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn, Bình Định
Giờ lễ nhà thờ Hòa Ninh
Ngày thường: 17h30
Chúa nhật: 17h30 (thứ 7), 6h00, 17h30
Trải qua bao nhiêu khó khăn cam go, qua cả lửa khói chiến tranh tàn khốc, giáo xứ Hòa Ninh vẫn bền vững, không ngừng đi lên phát triển, dẫu không rộng lớn, giáo dân không nhiều, nhưng không vì thế mà yếu đuối, không vì thế mà nguội lạnh Đức Tin.
Diện tích nhà thờ nhỏ nhưng bao bọc xung quanh là một khuôn viên cây xanh lớn. được sự chăm sóc kĩ càng của một số giáo dân của giáo xứ thì đến nơi đây bạn sẽ được bắt gặp những loài cây lạ mà bạn có thể chưa được gặp trong đời. Vì được bao phủ hoàn toàn bằng cây xanh, cho dù có nằm giữa thành phố đầy khói bụi thì khi bước vào đây bạn sẽ được hòa mình vào cảm giác yên bình đầy mát lạnh và yên tĩnh.
Nhà thờ Phú Thạnh – các nhà thờ ở Quy Nhơn
Địa chỉ tại 330 Âu Cơ, Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định
Giờ lễ nhà thờ Phú Thạnh
Ngày thường: 18h30
Chúa nhật: 18h30
Từ năm 1967, cha Phêrô Khổng Văn Giám được bổ nhiệm đến ở tại Phú Thạnh. Từ đây Phú Thạnh có tên trong danh sách các giáo xứ của Giáo phận.
Ngày 24 tháng 02 năm 1997, nhà thờ xin được tài trợ và bắt đầu công việc tu sửa. Nhà thờ nâng cao nhà thờ lên 7m, dài 36m, rộng 9m, đóng trần nhà bằng tôn lạnh, lát gạch bông cung thánh và lòng nhà thờ, đóng bàn ghế gỗ tốt thay cho bàn ghế gỗ ngồi đã hư, thiết kế hệ thống âm thanh và tải điện vào trong nhà thờ. Công trình hoàn thành vào ngày 15 tháng 08 năm 1997.
Ngày 04 tháng 06 năm 2013, cha Phêrô Võ Hồng Sinh được bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Phú Thạnh. Cha cho chỉnh trang khuôn viên phía trước nhà thờ đẹp hơn trước, với hang đá Đức Mẹ và đài Thánh Giuse.
Lời kết
Trên đây là giới thiệu của Việt Du Travel về các nhà thờ đẹp nhất ở Quy Nhơn, với những kiến trúc trời Âu thơ mộng, xinh đẹp. Hy vọng sẽ giúp bạn có những địa điểm thú vị, hấp dẫn để khám phá những công trình kiến trúc đẹp cũng như có những giây phút thư thái khi đến với các nhà thờ ở Quy Nhơn.
Hãy theo dõi kênh website của Việt Du Travel luôn luôn mang đến những thông tin hữu ích về các địa điểm tham quan nhiều địa điểm hữu ích.
Cre ảnh Sưu Tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Bến Đá Của Thành Phố Biển Vũng Tàu
» Các Nhà Thờ Ở Quận 9 – Giáo Hạt Thủ Thiêm – Giáo Phận Sài Gòn