Đến vùng đất võ của anh hùng khám phá về lịch sử lẫm liệt, cùng với chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ thì không thể nào bỏ lỡ các địa điểm tâm linh, những ngôi chùa ở Quy Nhơn nổi tiếng được nhiều du khách ghé đến, nhất định bạn phải đến thăm trong hành trình du lịch của mình nhé.
Chùa Long Khánh Quy Nhơn
Địa chỉ số 141 Trần Cao Vân, Lê Lợi, Quy Nhơn, Bình Định
Đây là ngôi chùa đã tồn tại hơn 300 năm trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử nên ngôi chùa một phần nào đó đã trùng tu nhiều dưới các Thiền sư Tịch, Thiên Thánh, Chính Nguyên, Chánh Nhơn..
Mặc dù giá kiến trúc không được đánh giá cao nhưng về giá trị lịch sử thì ngôi chùa vẫn được nhiều sử gia công nhận. Hiện tại ngôi chùa đang giữ quả chuông đã được đúc thời vua Gia Long thứ 4 tức là năm 1805. Lần trùng tu lớn nhất vào năm 1956 trong suốt 5 năm ròng rã thì mới hoàn thành.
Ngày nay nơi này không chỉ là nơi trung tâm Phật Giáo lớn nhất Bình Định mà còn là một trong hai ngôi chùa có niên đại lâu đời của miền đất võ. Hằng năm vào dịp hè thì thường tổ chức những khóa tu để các bạn trẻ có thể trải nghiệm những điều thú vị và ý nghĩa.
Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn
Địa chỉ phường Nhơn Hưng, An Nhơn, Bình Định
Có lẽ Quy Nhơn quy tụ nhiều nét Chăm Pa cổ xưa nên nơi đây mang một vẻ yên bình đến khó tả. Công trình Phật giáo của Chùa Thiên Hưng đã tạo nên vẻ đẹp ấn tượng như tô điểm thêm bức tranh văn hóa tôn giáo cho nơi nây.
Dù được xây dựng ở thời điểm hiện đại nhưng chùa Thiên Hưng Bình Định vẫn rất ấn tượng nhờ phong cách vẫn hài hòa, lại tọa lạc giữa khung gian cổ kính, yên bình đã giúp nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Đồng thời ngôi chùa còn được xem là một nơi linh thiêng để người dân sinh hoạt tín ngưỡng, tìm đến sự tĩnh tâm và bình an.
Chùa Linh Phong
Địa chỉ xã Cát Tiến, Phù Cát, Bình Định
Người dân Bình Định vẫn thường gọi chùa Linh Phong là chùa Ông Núi. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á. Khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2016. Công trình trọng điểm của chùa Linh Phong Bình Định là tượng Thích Ca Mâu Ni Phật. Với chiều cao 69m, gồm phần chân đế cao 15m, toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép. Tượng ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi trên độ cao 129m so với mặt nước biển.
Nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất khu di tích núi Bà. Phía dưới là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh thu hút khách khi đến thăm miền đất võ
Tịnh xá Ngọc Hòa – ngôi chùa ở Quy Nhơn
Địa chỉ tại xã Nhơn Lý, Quy Nhơn, Bình Định
Tên gọi ‘tịnh xá” bắt nguồn từ cách gọi của các tên của ngôi chùa, các công trình kiến trúc theo lối Phật giáo – riêng biệt dành cho các ngày thiện của thầy tu người Ân độ.
Chùa được xây dựng vào những năm 1960 bởi cố Đức thầy Thích Giác An và đến tháng 5/1962 chính thức được hoàn thành với tổng kinh phí đầu tư lên tới khoảng 5 tỉ đồng. Trải qua nhiều biến cố Tịnh Xá đã được trùng tu lại để rộng rãi và khang trang hơn nhưng vẫn giữ được nét tâm linh vốn có của phật giáo nơi đây. Hiện nay, nó được chủ trì bởi Đại đức Thích Giá Tri.
Không có lối kiến trúc nên thơ như chùa Thiên Hưng nhưng với địa thế dựa lưng vào núi bên cạnh là đại dương rì rào sóng vỗ và xung quanh là cây cối quanh năm tươi tốt cùng bầu không khí yên bình, tĩnh lặng nên Tịnh Xá Ngọc Hòa ở Nhơn Lý vẫn luôn hấp dẫn nhiều du khách và những tín đồ Phật giáo đến thăm viếng mỗi năm.
Chùa Minh Tịnh
Địa chỉ tại số 35 Hàm Nghi, Ngô Mây, Quy Nhơn, Bình Định
Chùa Minh Tịnh được sáng lập vào năm 1917 bởi Hòa thượng Thích Huệ Pháp tại thôn Cẩm Thượng. Hòa thượng Thích Huệ Pháp xuất gia từ năm 22 tuổi tại chùa Cảnh Tiên, thọ đại giới tại tổ đình Thiên Ấn năm 1911.
Năm 1914, ngài vào Bình Định để tham học đạo với Quốc sư Phước Huệ và Pháp sư Phổ Huệ. Từ năm 1917, ngài đã cho xây chùa Minh Tịnh và bắt đầu hành đạo. Ngài là vị Pháp sư, Tuyên Luật sư nổi tiếng ở miền Trung. Năm 1944, triều đình Huế ban Sắc tứ biển ngạch chùa Minh Tịnh và sắc chỉ khâm ban đao điệp Tăng cang cho ngài.
Hơn 100 năm tọa lạc tại Quy Nhơn, chùa Minh Tịnh chứng kiến sự đổi thay từng ngày của thành phố biển và là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh không thể thiếu của người dân Quy Nhơn.
Chùa Bích Nam
Địa chỉ tại Quảng Nghiệp, Phước Hưng, Tuy Phước, Bình Định
Chùa Bích Nam toạ lạc tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước được thành lập vào cuối năm 2019, với độ hoành tráng và cực kì đẹp. Đến với chùa Bích Nam Quy Nhơn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một khung cảnh vô cùng uy nghiêm, tráng lệ nhưng rất đỗi thanh tịnh, yên bình. Cũng là nơi thu hút không ít khách du lịch và người Bình Định ghé thăm vào những dịch đặc biệt.
Chùa Tâm Ấn
Địa chỉ tại số 58B Ngô Quyền, Lê Lợi, Quy Nhơn, Bình Định
Chùa Tâm Ấn là một ngôi chùa nằm giữa lòng thành phố biển Quy Nhơn với diện tích 2000 mét vuông, phía trước chùa có Tam quan trổ hướng Đông. Nguyên trước đây, tại Quy Nhơn có một tín nữ nổi tiếng mộ đạo và hằng tâm hằng sản tên là Tạ Xuân Lan, từng có duyên gặp gỡ Sư cô Tâm Hoa (Cần Thơ), trọng Sư Cô về đạo học, mến Sư cô về hạnh kiểm nên ngỏ lời mời Sư cô về hoằng hóa tại Quy Nhơn. Bà Tạ Xuân Lan đã có công hiến tặng khoảnh đất với diện tích 2.117 m2 tại trung tâm thành phố để Sư cô Tâm Hoa lập chùa.
Đến ngày 18 tháng Giêng năm Bính Thân (1956), Sư cô Tâm Hoa khởi công cất chùa. Đến tháng 11 năm này thì lạc thành, làm lễ khai sơn đặt tên là Tâm Ấn Ni Tự. Để tỏ lòng kính trọng Người NI TRƯỞNG thượng TÂM hạ HOA đã khai sơn chùa Tâm Ấn, người dân Quy Nhơn thường gọi vị trụ trì chùa này là Sư bà Tâm Ấn.
Chùa Ông Nhiêu
Địa chỉ tại số 253 Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định
Chùa Ông Nhiêu được xây dựng từ năm 1837, còn được biết đến với cái tên Đền Quan Thánh, một công trình kiến trúc dân gian gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của đô thị Quy Nhơn trong buổi đầu. Di tích chùa Ông Nhiêu gắn liền với tín ngưỡng, văn hóa dân gian, thể hiện ước vọng của người dân với những điều tốt đẹp.
Đến nay, qua nhiều lần trùng tu, Di tích Chùa Ông Nhiêu đã trở thành một điểm đến cho du khách muốn tìm hiểu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, kiến trúc đô thị cổ Quy Nhơn. Hiện di tích Chùa Ông Nhiêu đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo. Phần chánh điện của Chùa vừa hoàn thiện, phần cảnh quan xung quanh đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa.
Chùa Liên Hoa (Dốc Ông Phật)
Địa chỉ tại Bùi Thị Xuân, Quy Nhơn, Bình Định
Vào những năm 1960 dưới chế độ Sài Gòn, Phú Tài là khu vực đóng quân dày đặc của các lực lượng quân đội Mỹ Ngụy. Khi chiến tranh kết thúc và đời sống kinh tế tăng cao, người dân có nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng.
Xuất phát từ mong muốn của nhân dân và được sự hỗ trợ của lực lượng Quân đội chế độ cũ và những mạnh thường quân, chính quyền địa phương đã cho xây dựng chùa Liên Hoa trên khu đất trước trụ sở UBND xã Phước Thạnh nay là UBND phường Bùi Thị Xuân đối diện với chợ Phú Tài để người dân trong địa bàn có nơi sinh hoạt tâm linh, lễ phật, tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người lính đã hy sinh trên mảnh đất này.
Sau rất nhiều biến cố vì đây là ngôi chùa thuộc quản lý của quân đội ngụy quyền nên sau năm 1975 chùa bị bỏ hoang và đã có lần gần như sụp đổ hoàn toàn do bão Ketsana đổ bộ vào miền Trung. Đến năm 2000 -2002 do sức ép của nhân dân, chùa Liên Hoa được di dời và xây dựng lại tại dốc Ông Phật như ngày hôm nay.
Lời kết
Thành phố Quy Nhơn không quá rộng lớn nhưng có rất nhiều ngôi chùa với những ý khác nhau được thành lập với mong muốn đem đến cho nhân dân nơi sinh hoạt tín ngưỡng và truyền bá những ý nghĩa tốt đẹp về cuộc sống và mang lại niềm tin về sự phù hộ và phát triển phồn thịnh sự bình an cho người dân trong thành phố.
Còn chần chờ gì mà không book tour du lịch Quy Nhơn xinh đẹp tại công ty du lịch Việt Du để khám phá vùng đất mới. Bạn liên hệ ngay đến Việt Du Travel để được hỗ trợ về lịch trình chi tiết nhé. Chúc bạn và gia đình có chuyến đi thật vui vẻ và hạnh phúc.
Hãy theo dõi kênh website của Việt Du Travel luôn luôn mang đến những thông tin hữu ích về các địa điểm tham quan nhiều địa điểm hữu ích.
Cre ảnh Sưu Tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» Núi Minh Đạm – Khu Căn Cứ Kháng Chiến Của Lịch Sử Việt Nam
» Gợi Ý 10 Địa Điểm Cắm Trại Ở Phan Thiết Cực Chill Dành Cho Team Mê Khám Phá