Làng hương ở Sài Gòn đã tồn tại rất lâu đời ở huyện Bình Chánh, Sài Gòn. Giữa một thành phố hoa lệ nhưng vẫn mang trong mình nét cổ truyền xưa. Ngay giữa con đường Mai Bá Hương được bao phủ sắc vàng, đỏ của những thanh nhang với hương lan tỏa cả vùng trời.
» Vẻ Đẹp Cánh Đồng Lúa Miền Tây Đẹp Xao Xuyến Lòng Người
» Bến Ninh Kiều – Biểu Tượng Của Cần Thơ
Một làng hương ở Sài Gòn lâu đời
Từ lâu dọc hai bên con đường Mai Bá Hương, những ai ghé thăm đã không còn cảm thấy xa lạ trước hình ảnh làng “tỏa hương” trăm tuổi với những nén nhang được trải dài khắp hai bên đường. Vào những ngày nắng, con đường này tỏa hương thơm thoang thoảng hòa cùng sắc màu đỏ vàng của những cụm nhang xòe mình trong nắng ban mai, làm người qua lại không khỏi trầm trồ thích thú.
Theo những thợ làm nhang thâm niên, quy trình để cho ra đời một cây nhang thành phẩm hiện nay đã đỡ cực nhọc hơn xưa bởi sự xuất hiện của máy móc hiện đại.
Tuy nhiên, người thợ vẫn cần có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo. Pha trộn bột và nhuộm màu chân nhang là những công đoạn đầu tiên; tiếp đến, người thợ để bột đã trộn vào máy nhang, để chân nhang và máy lừa tăm, công đoạn này được gọi là se nhang.
Xem thêm: Công Viên Giải Trí Tropicana Park Hồ Tràm

Se nhang đòi hỏi kinh nghiệm và khéo tay của người thợ. Lại tùy vào kỹ thuật của thợ mà cây nhang đẹp hay xấu, đều hay thưa, dày hay mỏng. Tuy làm riết quen tay, nhưng thợ thâm niên nhất, làm chỉ vài ba thiên trong một ngày là cùng. Phơi nhang có thể xem là công đoạn vất vả nhất bởi nếu trời mưa bất chợt, không gom vào kịp, nhang sẽ ướt, rã. Khi đó, người thợ phải bỏ thêm thời gian, công sức se nhang lại từ đầu.
Nhang cũng có các mùi hương khác nhau như trầm, quế, thông… Tùy theo nhu cầu khách đặt hàng thì người làm nhang đặt mua bột gỗ phù hợp, ngoài ra còn nhuộm chân nhang theo màu để quy định loại nhang cho dễ phân biệt và đẹp.
Khi ghé thăm làng “tỏa hương” nơi đây, bạn sẽ bị ấn tượng bởi khung cảnh quá đỗi nên thơ được vẽ lên từ những “cụm hoa nhang” chen lẫn giữa các sạp phơi vàng rực thấp thoáng sau hàng chuối trước sân nhà, khiến ai nấy khi đặt chân đến con đường này cũng đều bất ngờ trước nét độc đáo của làng nghề.

Làng hương ở Sài Gòn vào những dịp tết
Trải qua thời gian dài, đến nay các hộ làm nhang tại xã Lê Minh Xuân cũng dần thưa thớt hơn, tại góc đường Thích Thiện Hòa – Mai Bá Hương, xưởng làm nhang của chị Nguyễn Cát Bụi Thúy được xem là xưởng nhang lớn nhất ở đây với diện tích trên 5.000m2. Còn lại, đa phần là những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tự sản xuất thủ công còn bám trụ với nghề.
Những ngày giáp Tết, xưởng nhang của chị Thúy có hơn 30 nhân công liên tục làm việc ngày đêm. Phần lớn, những công nhân tại đây là người dân từ các tỉnh miền Tây lên làm thời vụ dịp Tết.

Chị Lê Cát Bụi Thúy – cho biết: “Năm nay số lượng đơn đặt hàng gần như giảm một nửa so với năm ngoái. Trong khi giá nguyên liệu đầu vào cao, nhưng giá bán ra không tăng. Nếu như ở thời điểm này các năm trước chúng tôi sản xuất mỗi ngày từ 3.000-3.500 thiên nhang, nhưng năm nay mỗi ngày chỉ sản xuất từ 2.500-3.000 thiên. Mỗi thiên 1.000 cây, giá dao động từ 25.000-30.000 đồng tùy loại”.
Tuy áp dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất nhưng nét đặc trưng của nhang tại làng nghề này vẫn luôn hiện hữu bởi mỗi một loại nhang tại đây được tạo ra từ công thức riêng cho mùi hương, chất lượng riêng khó có thể trộn lẫn trên thị trường.

Lời kết
Làng nghề se nhang truyền thống tại huyện Bình Chánh thuộc tuyến điểm tham quan du lịch Sài Gòn – Bình Chánh với chủ đề “Huyền bí của vùng thiên nhiên tươi đẹp”.
Chương trình nhằm tìm kiếm những điểm du lịch đặc trưng tại các quận, huyện; qua đó hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ du lịch để quảng bá, xúc tiến và khai thác các tuyến tour du lịch đặc trưng của Thành phố.
Tham khảo thêm
Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên – Chùa Khỉ Vũng Tàu