Kinh thành Huế là một trong những công trình bậc nhất thời nhà Nguyễn, nơi đây lưu giữ ký ức thời phong kiến uy quyền của Việt Nam. Đến với Huế mộng mơ chắc chắn bạn phải ghé đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thời xa xưa mà ông cha để lại. Cùng Việt Du Travel khám phá một vòng Kinh thành Huế qua bài viết dưới đây nhé..!!!
Kinh thành Huế ở đâu?
Kinh thành Huế nằm bên bờ sông Hương đầy thơ mộng, di tích này hiện nay được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một thành cổ thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới.
Di tích Kinh thành Huế này tọa lạc tại vị trí trung tâm thành phố Huế và được xây dựng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Diện tích của Kinh thành Huế là 520ha. Trong suốt 143 năm kể từ năm 1802 thì đây là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ dưới sự tàn phá của thời gian và chiến tranh. Kinh thành Huế vẫn giữ được nét đẹp ban đầu của nó.
Xem thêm: Cháy Cùng 10 Địa Điểm Du Lịch Nha Trang Không Thể Bỏ Lỡ
Lịch sử về Kinh thành Huế
Kinh thành Huế bắt đầu được xây dựng từ mùa hè năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Trước đó, từ năm 1803 việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận.
So với cố đô thành Phú Xuân, Kinh thành Huế xưa được mở rộng hơn rất nhiều. Đợt thi công vào năm 1805, triều đình phải huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ cho việc ngăn sông, đào hào. 10 cửa xung quanh kinh thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1809.
Đến năm 1818, số người huy động xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông – Tây – Nam – Bắc. Đến năm 1831-1832, vua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của vòng thành, hoàn thiện kiến trúc của kinh thành.
Kiến trúc Kinh thành Huế
Tìm hiểu về Kinh thành Huế được biết, nơi đây có mặt bằng gần hình vuông, mặt trước hơi khum như hình cánh cung do phải chạy theo đường uốn nhẹ của sông Hương chảy qua. Chu vi thành rộng hơn 10km, được xây dựng theo kiểu thành lũy của Vauban – Pháp (kỹ thuật bố phòng quân sự với 24 pháo đài nhô ra bên ngoài) kết hợp với nguyên tắc kiến trúc của phương Đông.
Dưới sự áp dụng khéo léo, phù hợp với địa hình thực tế, Kinh thành Huế trở một một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo. Đặc điểm kiến trúc Kinh thành Huế có sự khác biệt so với nhiều cố đô trước đó.
Gợi ý: Top 15 Resort Ở Nha Trang Sang – Xịn – Mịn Cực Siêu Lòng Du Khách
Kinh thành Huế có tất cả 13 cửa thành. Trong đó, 10 cửa thành sẽ thông ra bên ngoài, 1 cửa thành nội bộ, 2 cửa thành đường thủy.
Cửa Đông Nam (cửa Thượng Tứ) |
Cửa thành nằm góc Đông của Đông Nam Kinh Thành. Vòm được xây dựng từ năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Triều đình nhà Nguyễn lập Viên Thượng Tứ chuyên trông coi ngựa cho vua nên được gọi là cửa Thượng Tử |
Cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) | Cửa thành nằm ở phía Nam bên trái Kỳ Đài của Kinh Thành. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Tên lúc đầu là Thể Nguyên sau vua Minh Mạng đổi thành Thể Nhơn. Dân gian gọi là cửa Ngăn do dân bị ngăn lại tại đây khi vua hoặc cung phi đi ra Phu Văn Lâu hoặc nhà Lương Tạ để hóng mát, tắm sông. Cửa đặt 4 khẩu súng thần công gọi là Tả đại Tướng quân. |
Cửa Quảng Đức (cửa Sập) | Cửa nằm ở phía Nam của Kinh Thành, tên được đặt theo chữ dinh Quảng Đức. Vòm cửa thành được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây dựng năm 1829. Trong trận lụt năm 1953, cả vòm và vọng lâu đều sụp hoàn toàn nên dân gọi là cửa Sập. Cửa được phục chế lại năm 1988 sau thời gian bị chiến sự năm 1968 phá hoại nặng nề. Cửa đặt 5 khẩu súng thần công gọi là Hữu đại tướng quân. |
Cửa Chánh Nam (của Nhà Đồ) | Cửa cũng nằm ở phía Nam của kinh thành. Dân gian thường gọi là cửa Nhà Đồ do bên ngoài cửa có cục Thượng Ty (Đồ Gia), dịch ra là Nhà Đồ. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Cửa bị sụp năm 1953 do lũ lụt, sau này mới được phục dựng lại. |
Cửa Tây Nam (cửa Hữu) | Cửa nằm ở phía Tây Nam của kinh thành. Vòm cửa xây dựng năm 1809, vọng lây xây năm 1829. Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất thành ra chiến khu ngoài Quảng Trị từ cửa này. Trong chiến tranh cửa thành bị sập và sau này mới được phục dựng lại. |
Cửa Chánh Tây | Cửa nằm ở phía Tây của kinh thành, trên đường Thái Phiên. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Đây là nơi giao tranh ác liệt trong chiến sự năm 1968 nên bị tàn phá nặng nề. Sau này, cửa đã được phục hồi. |
Cửa Tây Bắc (cửa An Hòa) | Cửa nằm ở góc Tây Bắc của kinh thành nối đường Tăng Bạt Hổ và Nguyễn Trãi. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây dựng năm 1831. Dân gian gọi là cửa An Hòa vì trước cửa thành là làng và chợ An Hòa. |
Cửa Chánh Bắc (cửa Hậu) | Cửa nằm ở mặt sau của kinh thành nên được gọi là cửa Hậu. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1831. Sau chiến tranh, cửa bị tàn phá nặng nề và bị đóng kín suốt 120 năm. Năm 2004 cửa được khai thông sau khi thi công sửa chữa. |
Cửa Đông Bắc (của Kẻ Trài) | Cửa nằm ở góc Đông Bắc của kinh thành, tọa lạc bên bờ sông Đông Ba. Vòm cửa xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1824 và là một trong 2 cửa được xây dựng vọng lâu sớm nhất. Dân bản địa gọi là cửa Kẻ Trài do có xưa có xóm Kẻ Trài trước cửa thành. |
Cửa Chánh Đông (cửa Đông Ba) | Cửa thành ở phía chính Đông. Dân còn gọi là cửa Đông Ba do có pháo đài Đông Hoa từ thời Gia Long. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1824. Năm 1885, chiến sự giữa Pháp và quân Triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy diễn ra ác liệt tại đây. Cửa bị sập phần vọng lâu và hư hại cửa vòm sau chiến sự năm 1968. |
Trấn Bình Môn | Cửa này không thông ra ngoài mà dẫn đến Trấn Bình đài – pháo đài phòng thủ của kinh thành, nối 2 pháo đài Đông Bình và Bắc Định với nhau. |
Tây Thành Thủy Quan | Cửa dẫn nước từ sông Kẻ Vạn vào sông Ngự Hà đảm nhận nhiệm vụ thoát nước nội thành, là đường thủy để các ghe thuyền chở hàng về kinh thương. Cửa được xây dựng năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng. |
Đông Thành Thủy Quan | Đây là cửa dẫn nước từ Ngự Hà đổ ra sông Đông Ba. Cửa được xây dựng năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng. |
Bên trong Kinh thành Huế
Sơ đồ Kinh thành Huế
Với diện tích hơn 500ha thì ban đến đây tránh bị lạc cần nghiên cứu, nắm rõ hướng đi đến các địa điểm nằm trong Kinh thành Huế. Bạn có thể tìm hiểu thông qua bản đồ sau đây:
Ngọ Môn
Ngọ Môn nằm phía Nam của Kinh thành Huế. Đây là cửa chính của Hoàng thành và là một tổng thể kiến trúc đồ sộ, phức tạp. Từ xanh nhìn lại, Ngọ Môn như một tòa lâu đài tráng lệ, nguy nga với hệ thống bậc cấp được xây dựng từ phiến đá dài lộ thiên dẫn đến lầu Ngũ Phụng. Đây là địa điểm check in của bất cứ du khách nào khi đến Huế.
Hoàng Thành
Hoàng thành là vòng thành thứ 2 cửa Kinh thành Huế, được thiết kế làm nơi ở của vua, hoàng gia cũng như nơi làm việc của triều đình. Đây cũng là nơi thờ tự các tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.
Hoàng thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1804 dưới thời vua Gia Long. Hoàn thiện vào năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Hoàng thành được bố trí 4 cửa, trong đó có cửa chính là Ngọ Môn. Ngoài ra, bên trong Hoàng thành còn có Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các…
Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Tham Quan Ở Huế Nhất Định Phải Ghé Đến
Tử Cấm Thành – Kinh thành Huế
Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng của Hoàng thành, trước gọi là Kinh thành. Nơi đây được xây dựng vào năm 1803 và có tên là Tử Cấm Thành từ năm 1821 – năm Minh Mạng thứ 2. Tử Cấm Thành được thiết kế hình chữ nhật, mặt trước là Đại Cung Môn. Bên trong thành có các di tích như Duyệt Thị Đường, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Vạc đồng…
Một số điểm ấn tượng tại Kinh thành Huế
Di tích cung đình Huế
Nếu từng một lần ghé thăm các cố đô cũ của nước ta, chắc hẳn bạn đều thấy nhiều di tích cung đình đã trở thành phế tích. Điều này lại không xảy ra với Quần thể di tích Cố đô Huế. Sau hơn 2 thế kỷ tồn tại, trải qua sự bào mòn của thời gian, phá hoại của chiến tranh, các cung điện, thành trì, lăng tẩm… vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Toàn cảnh Kinh thành Huế mang trong mình nét đẹp nhẹ nhàng, yên tĩnh nhưng cũng hào hoa và tráng lệ.
Lăng tẩm vua
Lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn tuân thủ đúng nguyên tắc phong thủy với sông, núi, ao hồ… Bố cục đều được chia thành 2 phân là lăng và tẩm. Trong đó, lăng là nơi chôn cất thi hài của vua, tẩm là nơi xây dựng lầu gác, đình, điện… Khi còn sống các nhà vua sẽ rời hoàng cung đến đây để tiêu khiển. Lăng tẩm vua, chúa được xây dựng theo lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nổi bật.
Báu vật cung đình
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập vào năm 1923 ở ngay trong thành Nội. Tại đây, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng rất nhiều món đồ gốm, sứ, đồng, đá, sừng… có giá trị lịch sử được trưng bày. Vết tích thời gian in dấu lại trên bảo vật giúp bạn hiểu hơn về lối kiến trúc, nghệ thuật thời phong kiến.
Lưu giữ nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại là nét đẹp văn hóa độc đáo của xứ Huế. Thể loại nhạc này trước đây chỉ được biểu diễn khi vua đăng quang, băng hà hoặc tại các lễ hội lớn. Nhã nhạc cung đình Huế cũng là dòng nhạc cung đình truyền thống của phương Đông duy nhất còn được bảo lưu ở Huế.
Giờ mở cửa và giá vé Kinh thành Huế
Giờ mở cửa Kinh thành Huế từ 7h00 – 17h00 hàng ngày.
Giá vé Kinh thành Huế
Người lớn: 150.000 đồng/lượt
Trẻ em dưới 12 tuổi: 30.000 đồng/lượt
Gợi ý: Giá Vé Tàu Hỏa Đi Nha Trang Mới Nhất Năm 2023
Lời kết
Kinh thành Huế với nét đẹp cổ kính, lộng lẫy, kiêu sa, với không khí chan hòa, nhã nhặn chắc chắn là địa điểm hấp dẫn mọi du khách. Hãy trải nghiệm và tận hưởng không gian di tích lịch sử này bạn nhé!
Tham khảo thêm: Ghé Thăm Dinh Vạn Thủy Tú – Phan Thiết