Giờ lễ nhà thờ Xuân Kito
– Ngày thường: 4h30
– Chúa nhật: 5h00 – 7h00 – 17h00
Nhà thờ Xuân Kito ở đâu?
– Địa chỉ 1A xã Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai
– Bổn mạng: Chúa Kito Vua
– Thành lập năm 2007
– Chánh xứ Lm Toma Trần Văn Đại SDD
Gợi ý: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử nhà thờ Xuân Kito
Năm 1972, một số giáo dân từ Bình Long và các nơi khác đến xã Xuân Hoà, huyện Long Khánh sinh sống, lập nghiệp. Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng cử Cha Đaminh Trần Văn Nguyện đến giúp đỡ bà con giáo dân về đời sống đức tin. Cha Đaminh đã cùng giáo dân dựng hai căn nhà lá làm nơi sinh hoạt tôn giáo.
Năm 1974, Đức Cha Đaminh chính thức thành lập Giáo xứ với tên gọi là Giáo xứ Thánh Tâm III. Sau năm 1975, hầu hết giáo dân trở về Bình Long, số còn lập thành GHBL Kitô Vua Xuân Hòa trực thuộc Giáo xứ Long Thuận.
Đầu năm 1989, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật cử Cha Tôma Trần Văn Đại làm chánh xứ Long Thuận và quản nhiệm GHBL Kitô Vua Xuân Hòa. Cùng năm, cộng đoàn Kitô Vua Xuân Hòa dựng một nhà nguyện tạm bằng tôn để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.
Năm 2004, Đức Cha Phaolô Maria bổ nhiệm Cha Gioan Phạm Đình Chương về làm phó xứ Long Thuận và phụ trách GHBL Kitô Vua Xuân Hòa.

Ba năm sau, 2007 Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh nâng GHBL Kitô Vua Xuân Hòa thành Giáo xứ với tên mới là Xuân Kitô và bổ nhiệm Cha Gioan Phạm Đình Chương làm chánh xứ.
Năm 2011,Cha Gioan và cộng đoàn Giáo xứ Xuân Kitô lần lượt khánh thành nhà thờ, nhà giáo lý và nhà mục vụ. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Gioan, các sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn đã đi vào nề nếp, ổn định và đời sống đức tin của giáo dân Xuân Kitô ngày thêm thăng tiến.
Địa dư: Đông giáp tỉnh Bình Thuận; Tây giáp xứ Long Thuận; Nam giáp Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Bắc giáp huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Diện tích: 12 km2
Dân số: 15.000 người – 706 gia đình công giáo, gồm 2.806 giáo dân – Tỷ lệ: 18,7%
Linh mục quản xứ: Tôma Trần Văn Đại (1989 – 2004)
Linh mục Gioan Phạm Đình Chương SDD (2004 -2017)
Linh mục đương nhiệm: Tôma Trần Văn Đại – SDD (8/2017 – )

Dâng của lễ hy tế cứu độ
Ai tuân giữ lề luật, là dâng nhiều lễ vật. Chuyên giữ các điều răn và xa lánh mọi điều gian ác, là dâng lễ hy tế cứu độ.
Hãy dâng của lễ xin ơn tha thứ cho những bất công, hãy cầu nguyện xin ơn tha tội, và hãy xa lánh những điều gian tà.
Ai thực thi bác ái, là hiến dâng của lễ hoàn hảo; ai làm phúc bố thí, là dâng của lễ hy tế.
Ðiều làm đẹp lòng Chúa là xa lánh gian ác. Lánh xa bất công là dâng của lễ đền tội.

Ngươi đừng đến trước mặt Chúa với bàn tay không; vì tất cả những điều đó là do mệnh lệnh của Thiên Chúa. Của lễ người công chính làm cho bàn thờ nên phong phú, và hương thơm êm dịu của nó bay lên trước dung nhan Ðấng Tối Cao. Lễ vật hiến tế của người công chính đã được chấp nhận, và Chúa sẽ không quên kẻ ấy. Ngươi hãy tôn vinh Thiên Chúa với tâm hồn quảng đại, và đừng rút bớt lại của lễ đầu mùa do công lao tay ngươi làm ra.
Mỗi lần ngươi dâng của lễ, nét mặt ngươi hãy vui tươi, và hãy hân hoan thánh hiến một phần mười của ngươi dâng. Ngươi hãy dâng lên Ðấng Tối Cao tuỳ theo như Người đã ban cho ngươi, và hãy dâng với tâm hồn quảng đại theo sự ngươi đang có trong tay, vì Chúa là Ðấng thưởng công và sẽ trả lại cho ngươi gấp bảy lần.
Ngươi chớ dâng những lễ vật hèn kém, vì Người sẽ không nhận của lễ như vậy đâu, ngươi cũng đừng trông gì nơi những của lễ bất chính, vì Chúa là Ðấng xét xử, Người không thiên vị ai đâu.

Lời kết
Hỡi dân tộc của Ta, hãy nghe Ta nói, hỡi Israel, Ta sẽ chứng tỏ lời phản đối ngươi: Ta là Thiên Chúa, Ðức Thiên Chúa của ngươi. Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn.
Tham khảo: Nhà Thờ Giáo Xứ Bến Đá Của Thành Phố Biển Vũng Tàu