Giờ lễ nhà thờ U Minh
– Ngày thường: 5h00 – 16h30
– Chúa nhật: 5h30 – 16h00
Nhà thờ U Minh ở đâu?
– Địa chỉ: ấp 3,thị trấn Thới Bình, Cà Mau
– Thành lập năm 1999
– Chánh xứ: Lm Phero Phạm Minh Các
>>> Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử nhà thờ U Minh
Từ đầu cầu Nguyễn Văn Chiếm ở quốc lộ 63 chỉ có thể đi ghe xuôi dòng kinh, hoặc chạy xe gắn máy theo con đường nhỏ hơn 4 km để về ấp Thạnh Phong, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Vùng đất sông nước này hôm nay sôi động hơn với nhiều đoàn người trong các trang phục sắc màu về dự lễ kính thánh Antôn Pađua và mừng khánh thành ngôi thánh đường của điểm Truyền giáo Kinh Tây vào sáng 13.6.2015.
Cùng đồng tế có linh mục Phaolô Phạm Minh Trý – hạt trưởng Rạch Giá; linh mục Giuse Vũ Đức Thận – hạt trưởng Tân Thạnh; linh mục quản nhiệm Isidoro Bùi Văn Tăng và hơn 20 linh mục. Đến chung vui với giáo điểm Kinh Tây trong dịp này còn có Đại đức Thích Thiện Nhựt – Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện An Minh – Kiêng Giang và đại diện chính quyền địa phương.

Cụ Đôminicô Vũ Văn Ngôn, một trong những giáo dân đầu tiên đến giáo điểm Kinh Tây kể lại, ngày 5.10.1976, một số di dân người Việt từ Vạn Lịch (Campuchia) hồi hương về Hòn Đất, dạt lên U Minh, rồi lập nghiệp ở Kinh Tây, Kiên Giang. Họ phát quang rừng sậy, khai hoang để sinh sống. Trong số này có hơn 10 gia đình Công giáo. Nhà thờ Đông Hòa hoặc nhà thờ Đông Hưng chỉ xa khoảng 7 cây số, nhưng đường đi cách trở, không có xe đạp, nên các giáo hữu thường đọc kinh ở nhà.
Tuần nào đi lễ phải đi từ sớm, mặc quần cộc vượt qua quãng đường sình lầy, đến nơi mới thay đồ dự lễ, rồi phải về nhanh trước khi trời sập tối. Vì vậy những người lớn tuổi chỉ có thể đi lễ vài lần trong năm. Nhưng trong hành trang di cư ít ỏi của một gia đình nọ, có gánh theo tượng thánh bổn mạng Antôn của họ đạo Vạn Lịch ngày ấy. Khi tạm ổn định, các tín hữu lại lập bàn thờ tôn kính ngài.

Linh mục Isidôrô Bùi Văn Tăng nhận nhiệm sở ở xứ Đông Hòa, đã theo giáo dân vào thăm Kinh Tây. Ngài mượn một nhà dân để dâng thánh lễ, dùng gò cao làm nơi học giáo lý cho đám trẻ; có khi phải làm lễ hôn phối, an táng trong kinh vì không đi ra nhà thờ phía ngoài được… Đó là những vất vả của mục tử và đàn chiên tại giáo điểm này ba mươi mấy năm qua.
Một ít người dân đã không trụ nổi vì đời sống khó khăn, phải tiếp tục tha phương, chỉ số ít cố gắng bám trụ, giáo dân ngày đó còn khoảng 10 hộ gia đình. Ông Bảy Đồng, một giáo dân khi rời đi nơi khác, đã hiến tặng mảnh đất nhà mình cho cộng đoàn. Đất được dùng làm nghĩa trang, rồi dựng tạm một dãy nhà làm nơi quy tụ giáo dân, nghe Lời Chúa, học hỏi giáo lý… Từ đó, giáo điểm Kinh Tây được hình thành.

Lời kết
Hiện vùng đất này vẫn còn nước mặn, đồng chua, người dân vẫn sống bằng nghề nông, nuôi tôm, đi làm mướn và vẫn còn nghèo; nhà lợp tôn nhưng vẫn còn nhà mái lá nhưng số tín hữu đã tăng lên khoảng 200 giáo dân trong 60 hộ.
Bổn đạo còn góp sức làm 2 km đường, đổ bêtông cầu để đường đến nhà thờ tạm dễ đi hơn. Mỗi ngày có linh mục đến dâng thánh lễ cho bà con giáo dân. Các lớp thiếu nhi, các cặp hôn nhân được các thầy, các cha đến dạy học giáo lý gần nhà hơn, không phải đi xa, đỡ nguy hiểm đường sông nước.
THAM KHẢO
Đức Mẹ Tà Pao – Nơi Hành Hương Của Các Con Chiên