Nhà thờ Thủ Đức – Giáo hạt Thủ Đức, Sài Gòn

5/5 - (4 bình chọn)

Giờ lễ nhà thờ Thủ Đức 

– Ngày thường: 5h00 – 17h30

– Thứ 7: 5h00 – 16h00 – 17h30

– Chúa nhật: 5h00 – 6h30 – 8h15 – 15h00 – 17h00 – 19h00

Nhà thờ Thủ Đức ở đâu?

– Địa chỉ: 51 Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Thủ Đức, TPHCM

– Bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiêm

– Năm thành lập: 1879

– Chánh xứ: Cha Gioan Baotixita Bùi Bá Tam Quan

– Phó xứ: Cha Giuse Nguyễn Tấn Lộc

– Phó xứ: Cha Phero Trần Anh Tuấn

– Phó xứ: Cha Giuse Trần Vũ Thiên Long

>>> Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo Việt Nam

giờ lễ nhà thờ thủ đức
Nhà thờ Thủ Đức – Giáo phận Sài Gòn

Lịch sử về nhà thờ Thủ Đức

Theo truyền khẩu của ông cha kể lại, cho biết, giáo dân vùng phụ cận Thủ Đức rất là sùng đạo. Lúc chưa có nhà thờ, khi họ đạo chưa thành lập, mỗi lần cứ đến ngày Chúa Nhật, họ kéo nhau lên tận Lái Thiêu để xem lễ.

Đường đi trắc trở, lại thêm thú rừng dữ như cọp, beo, rắn, rít…, nhưng họ vẫn can đảm băng qua các khu xóm để tránh làm mồi cho thú dữ. Giữ đạo thời đó thật là khó khăn, gian nan, nguy hiểm. Trẻ em sinh ra cũng không được chính bàn tay của linh mục rửa tội, mà phải nhờ những ông biện, ông câu.

Đó là trường hợp của nhiều người: như bà Maria Quí, ông Tôma Hạnh, ông Micae Chử. Những người như thế, mãi về sau, khi có linh mục đến, thì chính linh mục bổ túc các nghi thức của phép bít tích “rửa tội”.

Trước tình huống đó, giáo dân chung sức cất lên một Thánh Đường đơn sơ bằng cây, lợp lá. Lạ một điều là Thánh Đường đầu tiên lại nằm tại Phong Phú, cách thị trấn Thủ Đức hiện nay độ chừng 3 cây số.

Những di tích còn để lại chứng minh: có một nền nhà thờ cũ, cách đây chừng bốn mươi năm, trên nền đó có cất một ngôi trường học để dạy các em xóm Phong Phú, do các dì Thủ Thiêm đảm nhiệm. Một di tích khác là có một thửa đất được gọi là Gò Nhà Thờ. Cả hai di tích này, ngày nay không còn thấy nữa.

giờ lễ nhà thờ thủ đức
Nhà thờ Thủ Đức – Giáo phận Sài Gòn

Thánh Đường đã có, nhưng linh mục thì chưa, không biết liên lạc bằng cách nào, àm thỉnh thoảng cha Boutier, lúc đó là cha sở họ Bà Rịa, về Phong Phú ban phép bí tích cho giáo dân.

Theo sổ rửa tội thì lần đầu tiên, cha Boutier đã ban nghi thức bổ túc bí tích “rửa tội” là ngày 04/08/1879 cho bà Maria Quí.

Do đó có thể nói rằng nhà thờ đầu tiên được cất lên là năm 1879. Cũng chính trong năm này, họ Phong Phú Thủ Đức được chính thức thành lập. Hồi đó là thời Đức Cha Isidore Colombert, cha sở cũng chưa có, mãi đến năm 1880, cha Boutier được bổ nhiệm về làm cha sở họ Thủ Đức, hay đúng hơn là họ Phong Phú.

Từ đó trở đi, họ đạo bắt đầu phát triển, số giáo dân ngày càng đông, khỏi phải lên tận Lái Thiêu để xem lễ, lại nữa, vùng Thủ Đức được khai phá (vì trước đó phần lớn là rừng), dân cư cũng ngày càng đông đúc, nên cha sở quyết định dời nhà thờ về Thủ Đức khoảng năm 1889 trên thửa đất như hiện nay.

Nói về lịch sử của Thánh Đường hiện nay: được xây và tu bổ qua nhiều giai đoạn.

Giai đoạn đầu là phần giữa. Mãi về sau, khi cha Phêrô Thà về làm phó cho cha Sắc (Cransac), mới làm thêm hai cánh hai bên, từ hai cửa hông trở lên, vào khoảng năm 1931. Nhà thờ khi đó có hình Thánh Giá.

Đến khoảng năm 1935, cha Gioan Baotixita Doan về làm phó cho cha Sắc (Cransac). Nhờ tài ngoại giao, Người tìm vật liệu để kéo dài hai cánh cửa hai bên xuống tận lầu chuông, như thấy hiện nay. Ngoài ra, Người còn xuống tận Bến Tre để đem vỏ dừa (ở Bến Tre có rất nhiều dừa), về làm lại trần (plafond) cho phần giữa được chu đáo.

Như vậy thì nhà thờ Thủ Đức hiện nay đã được sửa soạn tu bổ.

giờ lễ nhà thờ Thủ Đức
Nhà thờ Thủ Đức

Cha Doan đang hăng say trong công việc thì bất ngờ được lệnh Đức Cha đổi Người về Lục Tỉnh.

Cha Doan đổi đi, cha Sắc, già yếu phải về Pháp hưu trí, và qua đời tại Pháp.

Năm 1938, cha Anrê Lê Văn Quyền, được Đức Cha gọi từ An Hiệp về làm cha sở Thủ Đức, là vì khi đó chia địa phận Vĩnh Long, Người không muốn ở lại, vì sợ quyền cao chức trọng, bởi Đức Cha Vĩnh Long có ý định cho Người làm bề trên địa phận.

Khi về Thủ Đức, cha Anrê Quyền lo sơn phết xung quanh nhà thờ, vì khi cha Doan ra đi, chưa làm xong việc này.

Thế là Thánh Đường của giáo xứ Thủ Đức được hoàn thành.

giờ lễ nhà thờ thủ đức
Nhà thờ Thủ Đức

Lời kết

Chúng ta sẽ cảm nhận được thế nào là hành trình theo Chúa đích thực, nhất là chúng ta sẽ nếm trải được vị ngọt của tình yêu mà Thiên Chúa làm người, chết cho mọi người chúng ta. Có như thế, Chúa Giêsu sống lại mới hữu ích cho cuộc sống chúng ta.

Còn nếu theo Chúa mà chúng ta dừng lại ở những gì của mình, thì cũng giống như những người dân thành Giêrusalem hôm nay cầm lá tung hô, ngày mai lại bỏ Chúa, kết án Chúa.

Xin Chúa cho anh chị em chúng ta hiểu được tuần Thánh là thời gian đặc biệt để chúng ta sống với Chúa bằng chính con người thật của mình, để chúng ta trở về trong tình yêu đầy ân sủng của Người.

THAM KHẢO

Nhà thờ Công Giáo tại Việt Nam

Giờ Lễ Nhà Thờ Đức Mẹ Bãi Dâu – Vẻ Đẹp Của Nhà Thờ