Giờ lễ nhà thờ Thánh Tâm Hố Nai
– Ngày thường: 4h00 – 18h00 – 19h30
– Thứ 7: 16h00 – 19h00
– Chúa nhật: 4h00 – 5h30 – 7h00 – 15h30 – 18h00
Nhà thờ Thánh Tâm ở đâu?
– Địa chỉ: 1/5 khu phố 9, Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai
– Thành lập năm 1954
– Bổn mạng Thánh Tâm Chúa Giesu
– Chánh xứ Lm Giuse Hà Đăng Định
– Phó xứ Lm Giuse Nguyễn Xuân Dương
Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử hình thành Giáo xứ Thánh Tâm Hố Nai
Ngày 10.09.1954, Cha Giacôbê Đào Hữu Thọ (CSsR) cùng với khoảng 400 giáo dân từ Thái Hà Ấp, Giáo phận Hà Nội đến định cư lập nghiệp tại cây số 9 vùng đất Hố Nai, lấy tên là trại định cư Alphongsô và dựng một nhà nguyện tạm bằng vải bạt và gỗ làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.
Một năm sau, Cha Giêrônimô Phạm Quang Tự kế nhiệm Cha Giacôbê phụ trách Giáo xứ. Cha Giêrônimô và bà con giáo dân xây dựng nhà thờ bằng gạch và mái tôn kích thước 30m x 40m để có nơi xứng đáng hơn thờ phượng Thiên Chúa. Từ đây, Giáo xứ có tên là Thánh Tâm.
Qua nhiều thời các Cha quản xứ, đời sống đạo đức của cộng đoàn ngày càng vững mạnh. Cộng đoàn Thánh Tâm ngày càng phát huy tinh thần bác ái, bình đẳng; ổn định đất nhà xứ; xây tường rào và quy hoạch nghĩa trang. Sáu năm sau, nhà thờ Giáo xứ được trùng tu khang trang hơn.
Năm 1991, Cha Phanxicô Nguyễn Đức Đạt phụ trách Giáo xứ Thánh Tâm trong vai trò chánh xứ. Năm năm sau, năm 2000, Cha Phanxicô cùng với cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm khởi công xây dựng nhà thờ mới và khánh thành nhà thờ mới, khang trang và nguy nga với lối kiến trúc đậm nét nghệ thuật.
Năm 2011, Cha Phêrô Đinh Quang Mạnh Hùng phụ trách Giáo xứ Thánh Tâm. Hiện nay, cộng đoàn Giáo xứ Thánh Tâm đã đi vào ổn định và không ngừng lớn mạnh trong đời sống đức tin và tình mến.
Linh mục quản xứ:
Giacôbê Đào Hữu Thọ (CSsR) (1954 – 1955)
Giêrônimô Phạm Quang Tự (O.P) (1955 – 1965)
Giuse Nguyễn Văn Thông (O.P) (1965 – 1967)
Đaminh Hoàng Bình Thuận (O.P) (1967 – 1972)
Vincentê Mai Cao Hiển (O.P) (1972)
Giuse Maria Bùi Hiền Triết (O.P) (1972 – 1986)
Giuse Hoàng Mạnh Hiền (O.P) (1986 – 1990)
Angelô Nguyễn Ngọc Thụy (O.P) (1990 – 1991)
Phanxicô Xaviê Nguyễn Đức Đạt O.P (1991 – 2006)
Raphaen Nguyễn Văn Chúc O.P (2006 – 2011)

Các vị linh mục tiền nhiệm
Giai đoạn 1 (1954 – 1955)
Là những nhà thiết kế và xây dựng có biệt tài, được sự cộng tác hăng say của Cha Đài, thày Tôma (DCCT), mô hình tổ chức, xây dựng xứ (trại định cư) Thánh Tâm đưọc hình thành chu đáo, toàn cảnh trông như một thành phố thu nhở…
Thánh đường, trường hoç, cơ sở y tế là khu trung tâm. Bao chung quanh là chợ, các cơ sở sản xuất và các khu dân cư, nhà cửa ngay hàng thẳng lối, đường xá ngang dọc rộng rãi như một bàn cờ.
Nhà ở làm theo một kích thước, mỗi nhà có hai gian dành cho hai gia đình, mỗi gian có cửa ra vào, cửa sổ riêng; lợp gianh, che chắn chung quanh và bức ngăn giữa bằng tre nứa đập dập hay chẻ tre nứa đan thành phên…
Dân số của trại thuộc nhiều địa phận cũng không ổn định, có người sau ít ngày khai phá, chán nản quá bỏ đi thì lại có những người mới tìm về xin gia nhập. Công việc khai hoang lập trại tiến hành tốt đẹp.
Các dãy nhà của từng kíp làm xong được gắp thăm nhận phần, không thiên vị ai, không ô dù cho ai. Xin nêu lên một số liệu cụ thể: những tháng đầu tiên lập trại xóm Lộ Đức (giáo họ Lộ Đức ngày nay) có 84 gia đình, 42 căn nhà.
Cũng trong giai đoạn đầu, cộng đoàn làm ăn tập thể, mỗi gia đình đóng góp một người khoẻ mạnh để làm công tác xây dựng, còn lại người nào việc nấy phù hợp với khả năng, tuổi tác, sức khoẻ đoàn kết yêu thương đùm bọc nhau. Bãi đất trống (khu công quán phía tây Thánh đường) được ổn định làm nơi giữ trẻ để người lớn an tâm làm việc.
Tưởng cũng nên ghi lại: giai đoạn này nhiều người khi đi chặt cây làm nhà tại khu vực suối hai (qua đền Martinô) thỉnh thoảng vẫn phát hiện dấu chân voi, chân hổ, cồn khỉ, vượn thì đầy. Chúng lạ lùng, bỡ ngỡ nhìn thấy cơn người, chẳng sợ ai.
Cha Hieronimo Phạm Quang Tự
Bề trên Dồng Đaminh đã cử Cha Hierônimô Phạm Quang Tự coi sóc xứ Thánh Tâm. Ngày 18 tháng 9 năm 1955 cha Tự chính thức nhận chức vụ chánh xứThánh Tâm khi mới 38 tuổi đời, 11 năm Linh Mục. Vị chủ chăn năng động, cần mẫn. Với hồng ân Chúa tràn đầy và ơn phù trộ của Mẹ Maria Mân Côi Hằng Cứu Giúp, cha đã cùng cộng đoàn dân Chúa hãng say vun tưới cho những mầm non mà các cha DCCT ươm trồng vừa trổ mộng…
Ngoài việc duy trì và phát triển gia sản ban đầu, cha Tự đã lãnh đạo cộng đoàn ra công bồi đắp, phát triển đồi sống tinh thần, vật chất của cộng đoàn, các công việc chủ yếu cha đã thực hiện:
Về xã hội :
Thổng nhất hai danh xưng: trại định cư Thánh Tâm và ấp Thái Hòa. thành danh xưng duy nhất: ấp Thánh Tâm và cử cụ Lê Văn Thuật (trưởng trại), ông Mai Trung Lương (thư ký), Ngài cũng đổi 4 xóm thành 4 khu. Trại trưởng: ông Lê Văn Thuật (lưu nhiệm)
Trong những năm đầu, ngài đã thỏa thuận dành đất để thiết lập:
Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa vói Tu viện và bệnh viện “Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành “( bệnh viện Thánh Tâm).

Cha Giuse Nguyễn Văn Thông O.P
Giáo xứ không thể thiếu chủ chăn cũng như sự nghiệp của Dòng phải được tiếp nối. Với sự chấp thuận của Đức Giám Mục Sài gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình, Bề trên Dòng Đaminh đã cử cha Giuse Nguyễn Văn Thông về nhận chức tân chánh xứ Thánh Tâm ngày 23/09/1965.
Với cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành đã ổn định, cơ sở mới xây dựng nên trọng tâm công tác mục vụ của cha Thông là củng cố và nâng cao tinh thần sống đạo của giáo dân. Ngài là người năng hoạt động với giới trẻ, nên trong thời kỳ này những sinh hoạt của lứa tuổi thanh thiếu niên khỏi sắc hơn…
Tuy Ngài có vẻ không quan tâm nhiều đến vấn đề của xã hội, nhưng thời kỳ này, do kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận giáo dân được cải thiện nâng cao rất nhiều, nhà xây lợp tôn, nhà đúc bê tông đang dần dần thay thế cho những căn nhà tranh vách đất.
Ngài cũng bãi bỏ việc rước Đức Mẹ chung quanh giáo xứ, chỉ rước chung quanh Thánh Đường.
Một phòng áo được xây dựng và trang bị hệ thống âm thanh cho Thánh Đường.
Trong thời Cha Thông có xảy ra một vụ tranh chấp đất đai với giáo xứ Hòa Bình khi một số người thuộc giáo xứ Hòa Bình vượt đường ga dựng nhà tại khu vực phía tây đường ga và đã phải nhờ Tòa Giám Mục can thiệp.
Hai năm sau Ngài được Bề trên Dòng cử lãnh trách nhiệm mới tại Tập viện St.Tôma Vũng Tàu để lại trong lòng giáo dân bao tình thương mến.
Cha Đaminh Hoàng Bình Thuận
Ngày 21/07/1967 Cha Đaminh Hoàng Bình Thuận được đề cử làm chánh xứ Thánh Tâm do bài sai của Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn. Ngài rất quan tâm đến việc học hỏi giáo lý cơ bản cho mọi tầng lớp giáo dân, đặc biệt giáo lý hôn nhân cho thanh niên nam nữ.
Ngài củng cố các đoàn thể để sinh hoạt khởi sắc hơn như sát nhập Hội Thánh Tôma và đoàn Con Đức Mẹ. Chấp hành chỉ thị của Tòa Giám Mục Ngài đã tổ chức bầu cử Hội đồng giáo xứ khóa I để cộng tác với Ngài trong việc điều hành giáo xứ.
Khi cha Thuận về nhận xứ, nhiều cơ sở vật chất đang bị xuống cấp. Mang nặng ưu tư nhưng Ngài không hề nản chí. Hằng ngày, 4 giờ sáng, đích thân Cha giật chuông Thánh Đường rồi hát ca ngợi Chúa và Mẹ trên máy phóng thanh, mời gọi giáo dân đến Bàn tiệc Thánh.
Năm 1967 giáo xứ đã cung nghinh Mẹ Fatima, Mẹ ngự tại Thánh đưòng một tuần trên một nghinh đài uy nghi lộng lẫy
Năm 1968 “chiến cuộc xuân Mậu Thân” tràn về giáo xứ (31/01/1968 – 03/02/1968) gây hậu quả nặng nề. Bi thương nhất là đêm mùng 3 tết: Người chết, kẻ bị thương, các cơ sở vật chất từ Thánh đường, chợ, trưòng học, nhà xứ, nhà hội quán, rất nhiều nhà dân tan hoang, đổ nát..Giáo dân tìm về Thánh đường ẩn náu, nương tựa. Trong đạn bom, trong tăm tối Ngài lần mò theo tiếng rên la của giáo dân để cứu giúp và ban Bí tích…
Sáng mùng 4 tết , Nhà thờ tan hoang không làm lễ đựợc. Trời sáng rõ, Ngài gặp ông Hòa, trao cho ông túi Đồ Thánh, cha con rảo đi khắp xứ để an ủi và ban Bí tích cho đoàn chiên. Tại khu vực bệnh viện Thánh Tâm, người bị thương nằm la liệt,Ngài cùng cha coi sóc bệnh viện ban Bí tích cho tất cả những ai cần. Gần 12 giờ trưa hai cha con về tới Thánh đường, nhìn cảnh tan hoang, khu nhà xứ máu me đầy rẫy, hai cha con òa khóc…
Cha Vincente Mai Cao Hiển
– Ngày 16/04/1972 Cha Vicentê Mai Cao Hiển được đón tiếp, nhận lãnh chức vụ chánh xứ giáo xứ Thánh Tâm. Giáo dân mừng đón chủ chăn nhưng nhiều người vẫn vẫn cảm thấy có chi đó “không an lòng”. Giáo xứ Thánh Tâm (T.T) qua các đời Mục tử: Cha Thọ CSSR (T), cha Tự o.p (T), Cha Thông o.p (T), Cha Thuận o.p (T), nay lại là Cha HiểnO.P(H)… không biết thế nào…Chắc nguy quá!
– Hai tháng đầu nhận chức, công tác điều hành được Ngài giao cho cha phó Quang và hội đồng giáo xứ.
– Các đoàn thể ngài vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn.
– Đặc biệt ngài lập ca đoàn xứ gồm các ca viên của Hội Con Đức Mẹ và Đoàn Thiếu Nhi. Khi có con chiên qua đời ngài đích thân xuống tận nhà hiếu đón xác lên Thánh đường dâng lễ và an táng, không phân biệt giàu,nghèo,địa vị…Công tác mục vụ bắt đầu khởi sắc.
Sáng 01/02/1973 đến giờ lễ, không thấy cha xứ, cậu giúp lễ lên phòng mời Ngài, Ngài đã mất! Chúa đã gọi Ngài về với Chúa, không một lời vĩnh biệt.

Cha Giuse Maria Bùi Hiền Triết
– Đạo đức: Cha Triết rất quan tâm đến sinh hoạt các đoàn thể, thường xuyên tĩnh tâm và huấn đức cho các đơn vị. Ngài rất chú trọng đến việc dạy giáo lý cho các cháu thiếu nhi và giới thanh niên thiếu nữ. Ngài tổ chức phong trào “Chân Lý”. Về ca đoàn, ngài củng cố, soạn thảo nội qui sinh hoạt ca đoàn và lấy tên: Ca đoàn Cécilia. Nhu cầu phụng vụ đòi hỏi, các ca viên không đáp ứng đủ, Ngài thành lập thêm ca đoàn Têrêsa…
– Hôi đồng giáo xứ: khoá II mặc dầu chưa đến ngày mãn nhiệm, nhưng Ngài muốn bầu lại hội đồng giáo xứ mới. Nên HĐGX khóa ll nhiệm kỳ 1975-1986 được tổ chức bầu cử vào ngày 05/01/1975.
Đến ngày 30/04/1975 miền nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng nên sinh hoạt trong cộng đoàn cũng biến động theo. Cụ thể như sau:
– Đạo đức: sinh hoạt các đoàn thể bị hạn chế, việc đạo đức đều thu hẹp trong nhà thờ, việc tôn vương trong các gia đình phải bãi bỏ, chỉ còn Ca Đoàn và Dòng Ba Đaminh là được phép sinh hoạt.
– Hội đồng giáo xứ: trong lúc này, nhân sự Thường vụ Hội đồng giáo xứ bị khiếm khuyết, chỉ còn ông Trằn Đình Tư và ông Trần Văn Kiền. Do đó ông Trần Đình Tư xử lý chủ tịch HĐGX. Nhưng sau hai năm, Chúa đã gọi ông về trong một tai nạn giao thông ngày 01/07/1978.
Thường vụ khóa này chỉ còn một mình ông Trần Văn Kiền kiêm hết mọi việc giáo xứ, nên sinh hoạt của cộng đoàn cũng bị ảnh hưỏng rất nhiều.
Tuy trong hoàn cảnh rát khó khăn, nhưng cha Triết vẫn cho phân chia khu Văn Côi thành 2 khu riêng biệt: khu Văn Côi và khu Mông Triệu. Sự kiện này được đánh dấu ngày 16/01 /1976.
Cha Giuse Hoàng Mạnh Hiền
Công việc đầu tiên của cha Hiền khi nhận chức chánh xứ là tổ chức bầu lại HĐGX (vào thời điểm này, nhà nước đã thay danh xưng là Ban Hành Giáo). Vì thế BHG khóa IV nhiệm kỳ 1986-1993 được tổ chức bầu cử vào ngày 29/06/1986.
Xem thêm hình tại đây
Sau khi cha Hiền và cha Thụy tổ chức bầu cử BHG xong, các Ngài cho qui hoạch lại khuôn viên Thánh đường và xây tường rào bao quanh. Công trình này được khởi công từ ngày 25/07/1987và hoàn thành ngày 30/08/1988
Các ngài cũng cho xây dựng lại Lễ đài nghĩa trang và di chuyển vào phía trong vào ngày 02/11/1989. Thánh lễ tạ ơn được cử hành tại Lễ đài mới ngày 26/11/1989.(Ca đoàn xứ đóng góp công sức rất nhiều trong công tác xây dựng)
Số đất còn lại trong thửa đất 5.75 mẫu, các ngài cho trồng cây gây rừng (số cây này khi làm nhà thờ mới đã được sử dụng làm dàn cây chống)
Các công việc vẫn do cha phó Thụy đảm đương, ước nguyện của Ngài là cùng cộng đoàn xây dựng một ngôi Thánh đường khang trang, hiện đại.
Vào ngày 04/02/1990 cha Hiền xin Đức Cha Giáo phận cho nghỉ hưu. Để không khuyết ngưòi lãnh đạo giáo xứ, Đức Cha Nguyễn Minh Nhật đã cử cha Phạm Quang Tự tạm quản nhiệm giáo xứ.
Cha Angelo Nguyễn Ngọc Thụy
Cha Tự quản nhiệm giáo xứ hơn 1 tháng, Đức Cha có bài sai cử cha Thụy giữ quyền chánh xứ.
– Đao đức: Vì nhu cầu hát phục vụ giờ chầu Thánh Thể vào 14 giờ chiều Chúa Nhật hằng tuần, Ngài đã thành lập thêm ca đoàn Thiên Thần ngày 01/10/1990.
– Văn hóa: Sau khi giáo xứ kiên trì xin lại dược một phần đất nghĩa địa Cũ nằm bên kia suối 1, vào ngàỵ 25/06/1991 nhà nước đã cấp quyền sở hữu cho giáo xứ Thánh Tâm số đất còn lại. Khi đã được cấp quyền sở hữu đất, với sự giúp đỡ của ông bà Vũ Văn Hưng và nhiều vị ân nhân trong xứ.
Vào ngày 30/07/1991 giáo xứ đã khởi công xây dựng 4 phòng học và được nhà nước cho phép mở trường dân lập mẫu giáo, cấp I Thánh Tâm và niên học đầu tiên của ngôi trườngg này bắt đều từ năm học 1991-1992. Ca đoàn xứ cũng cộng tác đắc lực trong việc xây dựng trường
Được hơn 1 năm, cha Thụy được Bề Trên chấp thuận cho nghỉ hưu tại Đền Thánh Martinô.

Lời kết
Con mãi mãi biết ơn về lòng tốt và lòng nhân từ của Ngài trong suốt cuộc hành trình của con ngày hôm nay. Tuyệt vời là tên của bạn trong tất cả các trái đất! Không ai có thể so sánh được với Ngài, lạy Chúa. Bạn là người giàu có trong lòng thương xót và nhân từ trong sự tốt lành. Cảm ơn Cha đời đời vô cùng vì lòng nhân từ thương xót của Ngài đối với con. Con yêu Ngài, Chúa ơi.
Tham khảo: Ghé 7 Nhà Thờ Ở Bình Châu Hồ Cốc, Nơi Cầu Nguyện Của Con Chiên
Tour Minera Bình Châu – Lagi 2 ngày 1 đêm – Team Building – Gala Dinner