Giờ lễ nhà thờ Thái Lạc
– Ngày thường: 4h45 – 17h45
– Chúa nhật: 4h45 – 7h00 – 17h00
Nhà thờ Thái Lạc ở đâu?
– Địa chỉ: ấp 4 Long An, Long Thành, Đồng Nai
– Thành lập năm 1957
– Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi
– Chánh xứ Lm Phanxico Xavie Bùi Quang Thụy
Gợi ý: Tour Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen 2 ngày 2 đêm

Lịch sử nhà thờ Thái Lạc
Năm 1954, Cha Đaminh Lương Thiện Khuyến đưa một số giáo dân gốc Giáo xứ Gia Lạc thuộc Giáo phận Thái Bình và một ít giáo dân thuộc Giáo phận Bùi Chu và Bắc Ninh di cư vào Nam. Khi vào Nam, một số giáo dân chuyển về Giáo xứ Lương Hòa, Giáo phận Mỹ Tho. Sau đó, Cha Đaminh và nhóm giáo dân lại chuyển về Giáo xứ Lộc Giang, Giáo phận Phú Cường.
Sau ba năm, Cha Đaminh và cộng đoàn này về xã Phước Lộc, quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa định cư và lập nên Giáo xứ Thái Lạc (Thái Bình – Gia Lạc). Năm 1958, dưới sự dẫn dắt và coi sóc của Cha xứ tiên khởi Đaminh, cộng đoàn Thái Lạc lần lượt xây dựng nhà thờ với kích thước 9m x 27m, nhà xứ và trường học.
Chín năm sau, Cha Giuse Maria Trần Quang Vũ kế nhiệm Cha Đaminh phục vụ Giáo xứ. Trong thời gian phục vụ, Cha Giuse Maria xây tháp chuông mới và giúp cho đời sống đức tin của cộng đoàn Thái Lạc ngày càng thăng tiến.

Năm 1992, Cha Giuse Đỗ Văn Nguyên về thay thế Cha Giuse Maria coi sóc Giáo xứ. Cha Giuse và cộng đoàn Thái Lạc lần lượt khởi công và khánh thành các tượng đài (1993), nhà thờ với kích thước 20m x 50m (1994), nhà xứ và nhà mục vụ (1996). Qua các thời quý Cha quản xứ, Giáo xứ Thái Lạc đã có cơ sở vật chất đáp ứng đủ nhu cầu mục vụ của Giáo xứ.
Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Phanxicô Xaviê Bùi Quang Thuỵ, cộng đoàn Giáo xứ Thái lạc đã ổn định và phát triển về mọi mặt.
Địa dư: Đông giáp Bình Sơn và Suối Trầu; Tây giáp xã Đại Phước; Nam giáp xã Long Phước; Bắc giáp thị trấn Long Thành.
Diện tích: 50 ha
Dân số: 15.516 người
770 gia đình công giáo, gồm 2.807 giáo dân – Tỷ lệ: 18,1%
Linh mục quản xứ
Đaminh Lương Thiện Khuyến (1954 – 1967)
Giuse Maria Trần Quang Vũ (1967 – 1992)
Giuse Đỗ Văn Nguyên (1992 – 2005)
Đaminh Nguyễn Mạnh Hùng (2005 – 2007)

Hãy tỉnh thức
Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải.
Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay cầm sợi dây, ông đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt cá chân. Ông đo một ngàn thước tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu gối. Ông còn đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang lưng.

Ông lại đo thêm một ngàn thước tay nữa, và đây là suối nước, tôi không thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được, nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói với tôi: “Hỡi người, hẳn ngươi đã xem thấy”. Rồi ông dẫn tôi đi, rồi dẫn trở lại trên bờ suối.
Khi trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối. Người ấy lại nói với tôi: “Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến.
Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống.

Lời kết
Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp.
Tham khảo: Các Giờ Lễ Ở Mũi Né – Phan Thiết Cập Nhật Năm 2023
Tour Phan Thiết khuyến mãi 2 ngày 1 đêm 2022( Resort 4* + Team Building)