Giờ lễ nhà thờ Tân Thạnh
– Ngày thường: 5h00
– Chúa nhật: 5h30 – 9h00
Nhà thờ Tân Thạnh ở đâu?
– Địa chỉ: Cái Quanh, Tân Thạnh, Long Phú, Sóc Trăng
– Thành lập năm 1800
– Chánh xứ: Lm G.B Nguyễn Việt Hồng
Gợi ý: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử nhà thờ Tân Thạnh
Họ đạo Tân Thạnh có tên gọi trước kia là Cái Quanh. Khoảng năm 1800, vì trốn tránh các cuộc bắt đạo gắt gao của triều đình Nhà Nguyễn, có 25 gia đình Công giáo với khoảng 150 người đến lập nghiệp tại vùng đất này. Vị sáng lập Họ đạo này là Cha Michel Phán.
Cha cất một nhà thờ đơn sơ ở Cái Đường, cách nhà thờ hiện nay khoảng 2km về hướng phía nam. Đây có lẽ là phần đất của ông Cả Đường và con cháu tới ngày nay là gia đình ông Út Bạc. Sau một thời gian, nhà thờ được di dời tới một địa điểm khác cách đó khoảng 3km. Di tích còn lại của nhà thờ thức hai này là phần Đất Thánh nằm trong khu vườn của anh Bày Thương. Ngày xưa nơi này gọi là Tắc Rừng, hay Bàu Chờ, và cả cái tên là Cái Quanh nữa, vì có nhiều kênh gạch quanh co.
Địa bất lợi, nên đến năm 1900 Cha Phê-rô Đề di dời nhà thờ đến địa điểm hiện tại cho đến nay. Di tích còn tồn tại là ngôi Nhà xứ cổ kính mà nhiều người trong vùng nói là đã được xây dựng trước nhà thờ.
Cái Quanh là nơi định cư, rồi từ đó các linh mục tiếp tục khẩn đất để làm tài sản Nhà Chung và thành lập thêm Họ Đạo mới như Sóc Trăng (1888), Bãi Giá, Cổ Cò ( Hoà Lý).

Theo quyết định của Đức Cha Gia-cô-bê Nguyễn Ngọc Quang, Giám Mục Cần Thơ ký ngày 15/5/1971 đổi tên Họ Đạo Cái Quanh thành Tân Thạnh cho phù hợp với tên xã là Tân Thạnh.
Do ảnh hưởng của cuộc chiến 1945, nhà thờ, nhà Dì Phước, trường học, lẫm lúa đều bị hư hại nặng. Đến năm 1973, Cha Tô-ma Võ Thành Năng, là Cha Chánh Sở đã sửa lại nhà thờ từ cây gỗ, mái ngói thành cột đúc và mái tôle. Và Ngài cũng sửa lại cả nhà xứ như hiện nay. Sau biến cố 1975, Họ đạo gặp nhiều khó khăn, nhất là khi Cha Tô-ma rời nhiệm sở.
ĐGM đã cho Cha Gioan Bao-ti-xi-ta Ngô Văn Nhơn, Cha sở Họ Đạo Ngan Rô quản nhiệm. Đến tháng 11/1977 Thầy Gioan Bao-ti-xi-ta Nguyễn Phước Hội được ĐGM gửi đến giúp Họ Đạo Tân Thạnh. Sau khi thụ phong Linh Mục năm 1979, Ngài được bổ nhiệm là Cha sở Họ Đạo Tân Thạnh. Trong suốt 19 năm phục vụ Họ đạo, Cha đã cho sửa chữa và xây dựng nhiều công trình như: Xây mới lại toàn bộ nhà thờ, các tượng đài, nhà đa dụng và giúp đỡ nâng cao đời sống kinh tế cũng như văn hoá cho bà con giáo dân.
Sau khi ĐGM chuyển nhiệm sở Cha Hội về Bãi Giá, thì Cha Mat-thêu Trần Văn Liên về nhận nhiệm sở Họ đạo Tân Thạnh, cùng với Cha Phó là Cha Phê-rô Huỳnh Hồng Phúc. Bên cạnh đó các Cha còn phục vụ hai họ đạo lẻ là Long Phú và Đại Ngãi.
Ngoài nhiệm vụ chăm sóc các linh hồn, Cha Mat-thêu còn lo sửa chữa và xây dựng như: sửa mái nhà thờ bị hư hỏng, xây mới nhà cộng đoàn cho các Dì Phước, nhà trẻ, làm đường, tráng sân nhà thờ…Bên cạnh đó Cha Mat-thêu còn có các Cha Phó thay phiên phụ giúp là Cha Phê-rô Nguyễn Văn Minh (2000-2003) và Cha An-tôn Lý Thanh Việt (2003-2007).
Sau khi Cha Mat-thêu được ĐGM sai về cai quản họ đạo Đại Ngãi, thì Cha Phê-rô Lê Phước Hữu về nhận nhiệm sở Tân Thạnh vào ngày 02/09/2005 cho đến năm 2010.

Trong thời gian phục vụ, Cha Phê-rô với nhiệm vụ là người mục tử đã cố gắng củng cố đời sống đạo đức cho giáo dân, đồng thời Ngài cũng sửa chữa và xây dựng nhiều công trình để mừng đại lễ 210 năm thành lập Họ đạo (vào năm 2010) như: Đại tu nhà thờ – nhà xứ cũ để làm di tích 100 năm, xin lại các phòng học đã xuống cấp từ Phòng Giáo Dục huyện Long Phú (để xây mới 3 phòng học cho con em có nơi học giáo lý và sinh hoạt…
Ngày 15/9/2010 Cha Phê-rô Hữu được ĐGM chuyển nhiệm sở về Họ Đạo Hoà Lý.
Ngày 16/9/2010 Cha Mat-thêu Nguyễn Văn Cảnh về nhận Chánh sở của Họ Đạo Tân Thạnh.
Ngày 6/8/2013 Cha Jus-ti-nô Nguyễn Văn Điều được quyết định của ĐGM Tri Bửu Thiên, về làm Cha Sở Họ Đạo thay cho Cha Mat-thêu Nguyễn Văn Cảnh cho đến nay.
Hiện nay, Họ đạo Tân Thạnh có 513 gia đình với hơn 2000 giáo dân, được chia làm 10 khu, và nhiều thành phần dân Chúa như: Giáo lý viên, Thiếu nhi thánh thể, giới Gia trưởng, Giới hiền mẫu, Giới trẻ, Thiếu nhi, Ca đoàn, Giúp lễ, Nhóm cầu nguyện, Gia đình Bác Ái Vinh Sơn, Hội Mến Thánh Giá Tại Thế, Hội Lê-gi-ô, Ban thiện tử. Dưới sự hướng dẫn của Cha Jus-ti-nô và Hội đồng giáo xứ, cùng quý Tu sĩ thuộc dòng Mến Thánh Giá Sóc Trăng.
Trong tâm tình yêu thương và phục vụ. Hiện nay toàn thể cộng đoàn đang cùng chung tay với Cha Sở xây dựng lại Tháp chuông bên ngôi Thánh đường.

Kỷ niệm 210 năm thành lập
Trong tinh thần mừng Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm thành lập 2 giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, và cũng là dịp để ôn cố tri tân: tri ân tiền nhân và hướng đến tương lai, họ đạo Cái Quanh –một trong những họ đạo kỳ cựu nhất của Giáo Phận Cần Thơ– đã tổ chức lễ kỷ niệm 210 năm thành lập họ đạo.
Họ đạo Cái Quanh được thành lập năm 1800 do cha Michel Phán, lúc đó chỉ có 25 gia đình gồm chừng 150 người; đến nay đã có 447 gia đình, 1850 giáo dân với 7 linh mục, 6 nữ tu và 2 đại chủng sinh xuất thân từ họ đạo Cái Quanh.
Nhà Thờ Cái Quanh ban đầu được xây dựng cách vị trí hiện nay khoảng 1000m. Năm 1900 cha Đề dời về vị trí hiện nay. Từ năm 1956, họ đạo Cái Quanh còn được gọi theo tên của xã Tân Thạnh là nhà thờ Tân Thạnh.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 9g sáng ngày 01-03-2010. Hiện diện trong buổi lễ có Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, giám mục phó giáo phận, quý cha Hạt Sóc Trăng, các cha sở cựu của họ đạo, một số cha khách từ giáo phận Vĩnh Long, Mỹ Tho, đại diện giáo dân trong các họ đạo của Hạt Sóc Trăng và một số quan khách đạo đời.
Trong Thánh lễ Đức cha đã nhắc lại một biến cố làm phát sinh họ đạo Cái Quanh, đó là cơn bắt đạo của Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18, đã làm bà con giáo dân ở miền Trung di tản khắp nơi, một số sang Thái Lan và đã hình thành một cộng đồng người Thái gốc Việt đông đảo tại giáo phận Chantaburi.
Vừa kỷ niệm 300 năm thành lập – và cũng trong thời gian này một số khác đã xuống Sóc Trăng và đã hình thành họ đạo Cái Quanh ngày nay. Vì thế Đức cha kêu gọi bà con họ đạo Cái Quanh hãy phát huy truyền thống và làm cho hạt giống Đức Tin được nảy nở mạnh mẽ và trở nên một họ đạo hạt nhân trong công việc rao giảng Tin Mừng tại địa phương này.
Sau Thánh lễ là bữa tiệc liên hoan có phụ diễn văn nghệ, đặc biệt là có sự tham gia của linh mục ca sĩ Nguyễn Sang. Cha Nguyễn Sang đã hát hai bài và được bà con nhiệt liệt hoan nghênh.
Mọi người ra về trong niềm vui nhưng cũng với một nỗi ưu tư: mình phải làm gì đây để góp phần viết nên những trang sử đẹp của Giáo Hội Việt Nam.

Lời kết
Con mãi mãi biết ơn về lòng tốt và lòng nhân từ của Ngài trong suốt cuộc hành trình của con ngày hôm nay. Tuyệt vời là tên của bạn trong tất cả các trái đất! Không ai có thể so sánh được với Ngài, lạy Chúa. Bạn là người giàu có trong lòng thương xót và nhân từ trong sự tốt lành. Cảm ơn Cha đời đời vô cùng vì lòng nhân từ thương xót của Ngài đối với con. Con yêu Ngài, Chúa ơi.
Tham khảo
Tượng Chúa Kito Vua Vũng Tàu Lớn Nhất Châu Á