Giờ lễ nhà thờ Sài Quất
– Ngày thường: 5h00
– Chúa nhật: 5h00 – 8h00 – 17h00
Nhà thờ Sài Quất ở đâu?
– Địa chỉ: Trảng Bom, Đồng Nai
– Thành lập năm 1954
– Bổn mạng: Thánh Đaminh
– Chánh xứ Lm Gioan Baotixita Đinh Tiến Hướng
Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử nhà thờ Sài Quất
Năm 1954, Cha Đaminh Đỗ Minh Chuẩn dẫn khoảng 700 giáo dân thuộc Giáo xứ Sài Quất và Vân Đồn, Giáo phận Thái Bình đến vùng đất Hố Nai lập nghiệp và hình thành họ Sài Quất trực thuộc Giáo xứ Văn Côi (Ngọc Đồng).
Một năm sau, dưới sự hướng dẫn của Cha Sebastianô Nguyễn Duy Nhật, cộng đoàn Sài Quất dựng một nhà nguyện bằng gạch, gỗ với diện tích 10m x 31,5m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.
Năm 1958, Giáo họ Sài Quất được nâng lên thành Giáo xứ và Cha Sebatianô Nguyễn Duy Nhật được cử làm Cha xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Sebastinô và cộng đoàn Sài Quất khởi công xây dựng nhà xứ.
Sáu năm sau, Cha Giuse Ngô Văn Tố kế nhiệm Cha Sebastinô coi sóc Giáo xứ. Cha Giuse giúp cho các sinh hoạt của Giáo xứ đi vào nề nếp và ổn định hơn. Hai năm sau, Cha Antôn Trần Ngọc Lạc thay thế Cha Giuse. Bên cạnh việc nâng đỡ đời sống đức tin cho cộng đoàn, Cha Antôn cùng với giáo dân Sài Quất chỉnh trang các công trình xung quanh nhà thờ và nhà xứ.

Năm 1973, Cha Đaminh Nguyễn Hưng Phong phụ trách Giáo xứ. Năm 1990, trong niềm tin tưởng phó thác vào sự quan phòng của Chúa, Cha Đaminh cùng với cộng đoàn xây nhà thờ khang trang như hiện nay.
Ba năm sau, Cha Giuse Nguyễn Đức Lục được bổ nhiệm làm chánh xứ Sài Quất. Để đáp ứng nhu cầu mục vụ trong Giáo xứ, Cha Giuse cùng với cộng đoàn xây đài Đức Mẹ và nhà giáo lý với diện tích 72 m2. Năm 2006, Cha Giuse Nguyễn Thế Vinh đến phục vụ Giáo xứ trong vai trò chánh xứ. Cha Giuse cùng với cộng đoàn xây nhà xứ, chỉnh trang khuôn viên nhà giáo lý, đài thánh Giuse. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse, cộng đoàn Sài Quất ngày càng lớn mạnh trong đức tin và tình mến.
Linh mục quản xứ:
Sebastianô Nguyễn Duy Nhật (1958 – 1960)
Giuse Ngô Văn Tố (1964 – 1966)
Antôn Trần Ngọc Lạc (1966 – 1973)
Đaminh Nguyễn Hưng Phong (1973 – 1993)
Giuse Nguyễn Đức Lục (1993 – 2006)
Giuse Nguyễn Thế Vinh (2006 – 2017)
Linh mục đương nhiệm: Gioan Bt. Đinh Tiến Hướng (8/2017 ~ )

Hiến dâng chính mình
Chúa Giêsu có thể cứu độ cách vĩnh viễn những ai nhờ Người mà đến với Thiên Chúa, vì Người hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta.
Phải, vì chúng ta cần một vị Thượng tế thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao trên các tầng trời. Người không cần phải như các tư tế hằng ngày dâng của lễ, trước là đền tội lỗi mình, sau là đền tội lỗi dân chúng, vì Người làm việc ấy chỉ có một lần khi hiến dâng chính Mình. Vì Lề luật thì đặt những người yếu đuối làm tư tế, còn lời thề có sau Lề luật, thì đặt Người Con hoàn hảo làm thượng tế đến muôn đời.
Ðiểm chính yếu về các điều đang đề cập đến là: chúng ta có một Thượng tế như thế ngự bên hữu Ðấng Tối Cao trên trời, với tư cách là chủ tế trong đền thờ, và trong nhà tạm chân thật mà Chúa – chứ không phải người phàm – đã dựng nên. Quả thật, mọi thượng tế được đặt lên là để hiến dâng lễ vật và hy tế, vì thế, vị thượng tế này cần phải có gì để hiến dâng.

Vậy nếu Người còn ở trần gian, thì Người cũng không phải là tư tế, vì đã có những người phụ trách hiến dâng của lễ theo lề luật. Việc phượng tự mà họ làm chỉ là hình bóng những thực tại trên trời, như lời đã phán cùng Môsê khi ông sắp dựng nhà tạm rằng: Chúa phán: “Ngươi hãy xem, ngươi sẽ làm mọi sự theo mẫu Ta đã chỉ cho ngươi trên núi”.
Hiện giờ vị Thượng tế của chúng ta đã lãnh một chức vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là Ðấng trung gian của một giao ước tốt hơn, mà giao ước ấy được thiết lập trên những lời hứa rất tốt lành.

Lời kết
Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: “Này con xin đến”.
Tham khảo: Cập Nhật Thông Tin Giờ Lễ Các Nhà Thờ Vũng Tàu Mới Nhất Năm 2023