Giờ lễ nhà thờ Russeykeo
– Ngày thường: 5h00
– Chúa nhật: 5h00 – 8h00 – 17h00
Nhà thờ Russeykeo ở đâu?
– Địa chỉ: ấp Việt Kiều, Xuân Hiệp, Xuân Lộc, Đồng Nai
– Thành lập năm 1970
– Bổn mạng: Đức Mẹ Truyền Tin
– Chánh xứ Lm Phaolo Đoàn Thanh Phong
Gợi ý: Tour Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen 2 ngày 2 đêm

Lịch sử nhà thờ Russeykeo
1. Bối cảnh
Năm 1850: Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Jean-Claude Miche làm Đại Diện Tông Tòa Phnôm Pênh : bao gồm đất nước Campuchia và các tỉnh miền Hậu Giang là Châu Đốc và Hà Tiên.
Từ 1861 : Số đông người Công giáo Việt Nam sang Campuchia lánh nạn vì những cuộc bách hại đạo. Thời Pháp thuộc, người Việt Nam được đưa thêm sang Campuchia làm việc quản lý, thông ngôn, nông ngư dân, công nhân cao su , lao động thành thị.…
Năm 1865, vua H.M Nôrôdôm dời nơi ở từ Oudong về Phnôm Pênh. Ngoài dân số toàn Campuchia hơn 1.000.000 người, còn có khoảng 10.000 ngoại kiều : Hoa, Việt Nam, Nhật, Indonesia, Mã lai, Thái, Ấn Độ, Lào,… tạm cư trên những nhà sàn hay thuyền nhỏ dọc Tonlé Sap.
Năm 1866, Phnôm Pênh chia thành 3 khu vực : Làng Công giáo ở phía Bắc thành phố và vùng cận Russey keo : cho đa số người Công giáo Việt, Inđônêsia, Nhật, Thái… Hai vùng còn lại : cho người Hoa và người Campuchia. Đến năm 1897, ngoại kiều ở Phnôm Pênh có khoảng 24.000 người; trong đó có khoảng 4.000 người Việt sinh sống.
2. Thành lập
Năm 1862: từ biển hồ Russeykeo, do các Cha thừa sai Paris coi sóc.
Cần ghi nhận thêm : Russeykeo là tên một Quận của Phnôm Pênh. Từ Phnôm Pênh lên Oudong(Thủ đô Vương quốc Campuchia xưa) theo quốc lộ 5, là con đường nhà vua thường đi qua. Hoàng gia cho trồng hàng tre màu dọc một bên và chỉ trồng cho riêng quốc lộ này.
Theo dân gian xưa giải thích về nghĩa của từ Russeykeo (Russey: Con đường tre ; keo : màu mỡ, trù phú). Như thế, có thể hiểu tên địa danh Russeykeovà rải rác những nơi khác nhau, giáo dân Việt Nam được qui tụ thành Xóm Hội tại thành phố (đa số sinh sống nổi trôi lênh đênh trên những nhà bè) để mua sắm, trao đổi hàng hoá, thăm viếng nhau và để dễ dàng sống đao, rồi tập trung tại: Con đường (rừng) tre màu mỡ.
Năm 1863 : giáo xứ Russeykeo được thành lập thời Đức Cha Jean-Claude Miche. (1850 –1869). Ban đầu chỉ có vài trăm giáo dân, cử hành phụng tự nơi nhà thờ tạm bằng cây gỗ. Dọc hai bên đường vào và cả khuôn viên nhà thờ, giáo dân trồng hai hàng tre màu. Lớn dần theo năm tháng, hai hàng tre ấy càng vươn lên mạnh mẽ trên mảnh đất phù sa, bên giòng Tonlé Sap êm đềm, làm nên nét đặc trưng của một vùng đất mới cho những người con Chúa tha hương.
Hoàng Gia Campuchia thân thiện hơn; đất đai trù phú, sông nước ưu đãi; những giáo dân rất mực chất phác và chân thành ấy, lại được hun đúc thêm một niềm tin mạnh mẽ, nhờ vào di sản thiêng liêng của các vị Thừa Sai đầy can đảm, tận tuỵ và nhiệt thành truyền giáo.

Chưa rõ lắm về những năm tháng đầu đời của giáo xứ và những vị chủ chăn. Chỉ có thể kể ra đây những gì đã xác thực :
· Cha Gioan Maria Merdrignac ( 13/6/1875 – 10/8/1955)
+ Linh mục : 22/9/1900
+ Chánh xứ : 1913 – 1923
· Cha Giuse Haloux ( 2/5/1881 – 30/8/1956)
+ Linh mục : 29/6/1905
+ Chánh xứ: 1923 – 1934
Nhà thờ mới, kiên cố hơn được xây dựng và hoàn thành khoảng năm 1923.
Năm 1975 , nhà thờ này không còn hòn đá nào trên hòn đá nào.
· Cha Georges Talin ( 19/5/1910 – 2009 )
+ Linh mục : 17/12/1932
+ Chánh xứ: 1934 – 1955
Ngài còn là giáo sư Tiểu chủng viện (1956-1962) và Đại chủng viện Phnom Pênh (1962-1970); Chủng viện Nha Trang (1971-1975). Ngài qua đời năm 2009.
Gần 100 năm hình thành và phát triển, Giáo xứ Russeykeo đã trưởng thành với những sinh hoạt truyền thống đức tin, mà các mục tử Thừa Sai đã dày công vun trồng. Hơn 7000 giáo dân đã sinh sôi và lớn lên từ dạo ấy. Và cũng từ những năm này, giáo xứ được chăm sóc bởi những vị mục tử Việt Nam.
· Cha Carôlô Châu Hữu Hạnh ( 1913 – 6/8/1988)
+ Linh mục : 1942
+ Chánh xứ: 1955 – 1970
§ Sau khi hồi hương, Ngài còn phụ trách giáo xứ Hoà Thượng (1972 – 1988), Hạt Sóc Trăng, Giáo phận Cần Thơ. Ngài đã được an táng tại giáo xứ này.
· Cha Gioakim Hồ Quang Luật (1916 – 2010)
+ Linh mục : 11/2/1950
+ Phó xứ (Phnôm Pênh) : 1950 – 1970
· Cha Antôn Nguyễn Hồng Giáng (1939 – 2009)
+ Linh mục : 19/7/1966
+ Phó xứ : 1966 – 1970 . Kiêm Họ Thánh Giuse và Ponhea Lu
+ Chánh xứ Nam Phương – Bảo Lộc (1970-1985)
+ Phụ trách Họ Thánh Giuse – Giáo xứ Saint Patrict, Lowell . Massachusetts (1985 – 20/9/2009)
Cho đến năm 1970, số nhân danh giáo xứ Russeykeo có hơn 10.000 giáo dân.
Năm 1980 giáo phận Phnôm-Pênh được thành lập gồm Campuchia và phần đất của giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên hiện nay. Năm 1861, số đông người Công giáo Việt Nam sang Campuchia lánh nạn vì những cuộc bách hại đạo đời vua Tự Đức, một số khác là những người được chính phủ thuộc địa Pháp được sang đây để làm việc.
Đa số họ tạm cư trên những nhà sàn hay thuyền nhỏ dọc sông Mékông hay trên Biển Hổ (Tonlé Sap). Người Việt gọi là “Biển Hồ”, vì đây là một hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, điều hòa nguồn nước mênh mông của dòng sông Mekong vĩ đại, từ đó chảy thành sông Tiền, sông Hậu đổ vào Việt Nam.
Từ Biển Hồ và rãi rác những vùng lân cận, giáo dân VN được qui tụ thành Xóm Hội với mục đích dể dàng sống đạo và thăm viếng nhau. Nhiều thế hệ người Việt từ đó đã sinh ra và lớn lên trên đất Chùa Tháp, nên phong tục tập quán, lễ hội cũng như sinh hoạt hằng ngày mang đậm nét văn hóa Campuchia.
Năm 1862, các Cha Thừa sai Paris đã qui tụ một số giáo dân và tập trung tại Russeykeo. Russeykeo là tên của một làng ở bên bờ sông Mekong ngay tại thủ đô Phnom- Pênh. Theo dân gian, từ “Russeykeo” có nghĩa là “con đường tre màu mỡ“. Năm 1863, giáo xứ Russeykeo được thành lập dưới thời Đức Cha Jean-Claude Miche coi sóc giáo phận gồm.

Ban đầu chỉ có vài trăm giáo dân, cử hành phụng tự nơi nhà thờ tạm bằng cây gỗ. Dọc hai bên đường vào và cả khuôn viên nhà thờ, giáo dân trồng hai hàng tre màu, lớn dần theo năm tháng, hai hàng tre ấy càng vươn lên mạnh mẽ trên mảnh đất phù sa bên giòng Tonle Sap êm đềm, làm nên nét đặc trưng của một vùng đất mới cho những người Việt tha hương.
Cho đến năm 1970, giáo xứ Russeykeo tại Phnom- Pênh đã có hơn 10.000 giáo dân. Thế nhưng những biến cố chính trị trên đất nước Campuchia đã làm cho những kiều dân Việt phải ly tán. Những cuộc tàn sát nhằm vào người Việt lập cư trên nước bạn đã làm cho hàng trăm ngàn người Việt phải rời bỏ nơi sinh sống ổn định trên xứ người để trở về quê cha đất tổ của mình.
Cha Gioakim Hồ quang Luật lúc bấy giờ đang làm chánh xứ Russeykeo dẫn hàng ngàn người dân Russeykeo từ bỏ nhà cửa ruộng vườn, có người phải chôn vội hình hài người thân xuống lòng đất xa xăm… để rồi 300 chiếc thuyền xuôi dòng Mékông về lập nghiệp tại miền Tây vào tháng 9 năm 1970.
Sống trên sông nước không ổn định, cha Gioakim lại dẫn đoàn dân lặn lội tìm đất mới. Qua Đức khâm sứ Henri Lemaitre, Đức Cha Giuse Lê văn Ấn, Giám mục Xuân Lộc lúc bấy giờ đã giang rộng vòng tay đón nhận những người con tha hương về đây ổn định cuộc sống sát chân núi Chứa Chan lập nên 2 giáo xứ mới “Việt Kiều hồi hương” liền cạnh nhau là Russeykeo (do cha Gioakim Hồ quang Luật làm chánh xứ) và Suối Cát (do cha Anrê Hà Thanh Hoành làm chánh xứ)

Russeykeo lúc bấy giờ có khoảng 1800 giáo dân. Vạn sự khởi đầu nan, khó khăn trăm bề nhưng điều cha Gioakim nghĩ đến trước tiên là một ngôi nhà nguyện, thế là đầu tháng 11/1970 ngôi nhà nguyện được dựng nên với vách bằng tre và mái che được làm bằng vải bố xanh để kịp mừng lễ giáng sinh .
Năm 1971, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đoàn, Cha Gioankim đã cho khởi công xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên tại mảnh đất này, thành quả này đạt được là nhờ công lao động và hợp tác của giáo dân với cha xứ. Ngôi nhà thờ được khánh thành mùng 4 tết năm 1972.
Vào khoảng năm 2000, ngôi nhà đang sử dụng bị xuống cấp trầm trọng , mặc dù lúc này Cha Gioakim tuổi già sức yếu nhưng ngài vẫn can đảm quyết định cho khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới. Cuối năm 2002, cha Gioakim về hưu, cha GioanBt Ngô văn Bao được sai về làm chánh xứ Russeykeo, và việc đầu tiên là tiếp tục công trình xây dựng nhà Chúa đang còn dang dở.
Cha và đoàn dân nổ lực không ngừng, cuối cùng ngôi nhà thờ cũng được hoàn thành và được làm phép ngày 15/7/2004. Bên cạnh việc xây dựng nhà thờ mới, cha Gioan Bt. còn trùng tu đài Đức Mẹ, sửa sang khuôn viên nhà thờ, đất thánh và nhất là xây dựng nhà xứ mới khang trang phục vụ nhu cầu sinh hoạt của giáo xứ .
Giáo xứ Russeykeo thuộc giáo hạt Xuân Lộc, ở ngay cạnh quốc lộ 1 trên đường đi Phan Thiết, thuộc địa bàn xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc.

Lời kết
Hồng ân nối tiếp hồng ân. 150 năm trải qua bao nỗi thăng trầm, hợp tan dâu bể, khai sinh bên xứ lạ, thưởng thành tại quê nhà. Đức Cha chính trong bài giảng đã nhắc đến tâm tình Tạ ơn của Đức Mẹ qua bài ca Magnificat, ngài ví : lịch sử của giáo xứ này như những lời kinh VUI, THƯƠNG, MỪNG đan quyện vào nhau.
Nhưng tất cả vẫn là lời cảm tạ hồng ân : linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa…Giáo xứ Russeykeo có được bộ mặt như ngày hôm nay, là nhờ vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, và nhờ công đức của các bậc tổ tiên… Những thế hệ cha ông và con cháu tại giáo xứ này không quên được các vị thừa sai, các cha chánh phó xứ đã đi qua xứ này.
Đặc biệt trong thánh lễ tạ ơn hôm nay có cha Bruno, một vị thừa sai đang làm việc bên Campuchia, đã thay mặt Đức Cha Olivier, giám quản tông tòa giáo phận Phnôm Pênh, cùng với một đoàn giáo dân từ Campuchia về đây dự lễ. Khi tặng quà cho Đức Cha Xuân Lộc, cho cha chánh, phó xứ và giáo xứ Russeykeo, Ngài có nhắc đến tâm tình hiệp thông cội nguồn giữa giáo xứ Russeykeo Xuân Lộc và giáo phận Phnôm Pênh.
Lễ tạ ơn 150 năm thành lập giáo xứ Russeykeo qua đi, mỗi người tham dự cầm một cuốn kỷ yếu trong tay mà thấy lịch sữ thật gần, thân thương vì dù nó đã qua đi mà vẫn còn lưu luyến, ấm cùng tình nghĩa vì mọi người đang chan hòa quên hết những chạy trốn, ly tán của ngày hôm qua và chắc chắn những nụ cười rạng rỡ đang có kia là hướng tới ngày mai nhiều hy vọng.
Tham khảo: Thăm Hang Đức Mẹ Côn Đảo Trong Rừng Rậm Hoang Sơ
Tour Phan Thiết khuyến mãi 2 ngày 1 đêm 2022( Resort 4* + Team Building)