Nhà thờ Phủ Lý Hà Nam – Giáo phận Hà Nôi·

Giờ lễ nhà thờ Phủ Lý

– Ngày thường: 5h15 – 19h30

– Chúa nhật: 18h00 – 19h30

Nhà thờ Phủ Lý ở đâu?

– Địa chỉ: đường Biên Hòa, Phủ Lý, Hà Nam

– Thành lập khoảng cuối thể kỷ XIX

– Bổn mạng Đức Maria hồn xác lên trời

– Chánh xứ Lm Giuse Bùi Quang Tào

– Phó xứ Lm Gioan Trần Văn Viện

Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

giờ lễ nhà thờ phủ lý
Giáo xứ Phủ Lý

Lịch sử nhà thờ Phủ Lý

Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, một số gia đình công giáo quê ở La Phù – Thường Tín – Hà Nội đã di cư về lập nghiệp tại Phủ Lý. Chi họ ông Phó Diễn và chi họ ông Xã Thư lập nên họ đạo. Một nhà nguyện lợp lá được dựng lên gần nhà Ga Phủ Lý.

Cố già Lạc coi nhà thờ Sở Kiện lên làm lễ Chúa Nhật và lễ trọng. Năm 1893, Bề trên cử cha Sinh về coi sóc giáo xứ, ngài đã làm nhà thờ gỗ lợp ngói cho bà con giáo dân có nơi đọc kinh cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ. Sau đó cha Sinh ngã bệnh và phải trở về Phát Diệm.

Năm 1893 cha Sinh mất, Cố Thi (P.souvignet) người Pháp về tiếp quản giáo xứ, ngài đã cho di dời giáo xứ về khu đất mới như hiện nay thuộc đường Biên Hòa thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Khu đất rộng trên 4 mẫu, nhà thờ và nhà xứ được xây dựng và hoàn thành vào năm 1907.

Năm 1940 Cố Thi ốm yếu (qua đời năm 1942), bề trên lại cử Cố Tế (P.costes) đến coi sóc giáo xứ.

Năm 1943 cha Benoit Dũng về thay Cố Tế. Năm 1944 cha Ninh coi sóc thay cha Dũng. Năm 1947 nhà thờ và nhà xứ bị tàn phá. Nhà thờ còn 4 bức tường còn nhà xứ bình địa. Cố Ninh cùng giáo dân chạy tản cư. Đến tháng 10 – 1954 giáo dân lục tục hồi cư. Cha Chính Tịnh nhờ cha Huấn ở Sở Kiện lên làm lễ.

Nhà thờ được lợp lại hai mái bằng tôn, nhà thờ cũng bị Nhà Binh mượn làm nhà cứu thương. Tháng 3 năm 1951 Đức cha Trịnh Như Khuê thuộc địa phận Hà Nội sai cha Thomas Biểu về Sở Kiện thu xếp lập xứ Phủ Lý thành hai họ là họ Thị và họ Châu Thuỷ. Năm 1954 cha Biểu và một số giáo dân hai họ di tản vào Nam.

Khoảng tháng 12-1954 Đức cha Trịnh Như Khuê cử cha Giuse Nguyễn Văn Thuyết về Hà Nam và năm 1955 cử thêm cha Giuse Nguyễn Bàng về làm cha Phó xứ Phủ lý. Ngày 19-11-1959 cha Giuse Nguyễn Văn Thuyết qua đời và được an táng tại khu đất nhà xứ, sau đó đã chuyển mộ về xứ Kẻ Non (Cẩm Sơn). Cha Giuse Nguyễn Bàng làm cha chính xứ Phủ Lý và coi sóc thêm các giáo xứ khác nữa.

Năm 1967 nhà thờ Phủ lý bị đổ nát toàn bộ do chiến tranh, chỉ còn lại tháp chuông nhà thờ, cha Giuse Nguyễn Bàng sơ tán về họ Bình Chính thuộc xứ Kim Bảng và mất ở đó vào ngày 29-8-1998. Năm 1999 Bề trên giáo phận lại cử cha Fx. Vũ Đức Văn về làm cha xứ Phủ Lý và ở tạm trú họ đạo Tràng Châu. Năm 2005 UBND tỉnh Hà Nam đã cấp giấy phép xây dựng nhà thờ và có quyết định trả lại cho giáo xứ Phủ Lý theo quyết định 1032/QĐ – CT, ngày 23/06/2005 của UBND tỉnh Hà Nam. Số đất được trao trả cho nhà thờ là 3.607 m2.

Ngày 11/11/2006, Bề trên đã bổ nhiệm cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn làm cha chính xứ Phủ Lý. Ngày 27/02/2007, cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn đã về nhận xứ và ở tại ngôi nhà tạm trên nền móng nhà thờ Cố Thi. Ngày 15/10/2007, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã ký quyết định số 0710 – TGM/QĐ/XD 040 chấp thuận cho xây dựng lại nhà thờ Phủ Lý theo thiết kế mới. Ngày 18/02/2008, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam đã cấp giấy phép xây dựng số 02/2008/GPXD.

Ngày 22/02/2008, Thánh lễ tạ ơn và khởi công xây dựng nhà thờ Phủ Lý do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Ngày 25/02/2010, thánh lễ đặt viên đá góc tường nhà thờ Phủ Lý do Đức cha Phụ tá Laurensô Chu Văn Minh chủ sự.

Ngày 23/01/2013, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã về chủ sự thánh lễ cung hiến nhà thờ và bàn thờ giáo xứ Phủ Lý.

giờ lễ nhà thờ phủ lý
Giáo xứ Phủ Lý

Cung hiến nhà thờ và bàn thờ – Giáo xứ Phủ Lý

Sau 41 năm không có nhà thờ do bị chiến tranh tàn phá và gần 05 năm thi công, thánh đường giáo xứ Phủ Lý đã cơ bản hoàn thành. Tân thánh đường giáo xứ phỏng theo kiến trúc Gothique, Roman và Toscane, các đường nét luôn tiềm ẩn, diễn tả Alpha và Omega tượng trưng Đức Kitô. Với 2 cánh gà và 2 mái hiên, nhà thờ mang hình thánh giá.

Màu sắc nhẹ nhàng, thư giãn, thanh bình. Các chỉ mềm, vút cao và giao nhau nói lên sự hiền hòa gắn bó cùng hướng tâm hồn lên gặp gỡ Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, trong hiến tế. Ngôi thánh đường trông thật nổi bật nguy nga lộng lẫy nằm giữa trung tâm thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Tân thánh đường như một giấc mơ đã đến với giáo xứ sau bao năm tháng chờ đợi mỏi mòn.

Suốt gần 01 tháng nay, niềm vui tươi phấn khởi và háo hức thể hiện trên khuôn mặt của từng người trong giáo xứ từ những cụ già đến các em thiếu nhi và sáng ngày 23 tháng 01 năm 2013, tiếng chuông nhà thờ cùng tiếng kèn tây vang lên rộn rã đón chào Vị Chủ Chăn Giáo phận Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về chủ sự thánh lễ cung hiến nhà thờ và bàn thờ càng làm cho không khí trở nên trang trọng và náo nhiệt hơn.

Hiện diện trong thánh lễ còn có Đức cha Phụ tá Laurensô, Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến – Phó chủ tịch Ủy ban BAXH trực thuộc HĐGMVN, khoảng 60 linh mục, đông đảo quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách đến từ các giáo phận Sài Gòn, Nha Trang, Bùi Chu, Hà Nội, … và các giáo xứ trong giáo hạt Hà Nam. Đặc biệt, thời tiết hôm nay biến đổi diệu kỳ, bầu trời nắng ấm trong xanh, cách đó vài ngày tiết trời còn lạnh lẽo, u ám.

Đúng 9h30, đoàn rước trang nghiêm từ trung tâm mục vụ giáo xứ tiến vào tân thánh đường trong tiếng hát du dương của ca đoàn Phục Sinh giáo xứ Phủ Lý.

Mở đầu thánh lễ, kiến trúc sư thiết kế nhà thờ, kĩ sư xây dựng và 01 vị đại diện giáo dân đã tiến lên dâng chìa khóa nhà thờ mới, sổ sách ghi chép công trình nhà thờ cho Đức tổng, trước khi trao lại chìa khóa cho cha chính xứ, Đức tổng bày tỏ niềm vui mừng khi giáo xứ đã xây cất một ngôi nhà thờ khang trang đẹp đẽ.

Để cử hành nghi lễ cung hiến Nhà thờ cách trọng thể, Đức Giám mục làm phép nước thánh và rảy trên cộng đoàn làm dấu chỉ thống hối và nhắc lại Bí tích Rửa tội và để thanh tẩy tường mới và bàn thờ mới. Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Lời Chúa.

Trong bài giảng, Đức tổng Phêrô quảng diễn Lời Chúa được trích từ 03 bài đọc Thánh Kinh. Ngài cũng khuyên nhủ cộng đoàn ý thức hơn trong năm Đức Tin đang diễn ra trên Hội Thánh Công Giáo toàn cầu.

Sau bài giảng là nghi thức cung hiến Nhà thờ và Bàn thờ.

Đức Giám mục mời gọi cộng đoàn hiệp với các Thánh dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin tha thiết qua Kinh Cầu Các Thánh. Sau đó, Đức giám mục đọc lời nguyện cung hiến, đây là phần chính yếu của nghi thức cung hiến nhà thờ và bàn thờ. Tiếp theo là các nghi thức diễn nghĩa : Xức dầu bàn thờ và nhà thờ, xông hương bàn thờ và nhà thờ, thắp sáng bàn thờ và nhà thờ.

Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau phép lành trọng thể cuối lễ, ông trùm chánh đã thay lời cho cộng đoàn dân Chúa giáo xứ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đức tổng Phêrô, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt – Nguyên TGM Hà Nội, qúy đức cha, quý cha, quý tu sĩ, quý ân nhân khắp nơi xa gần và toàn thể cộng đoàn.

Ông trùm cũng nói lên tâm tình tri ân tưởng nhớ quý cha xứ tiền nhiệm đã để lại di sản đức tin cho cộng đoàn giáo xứ và đặc biệt ghi khắc công lao của cha chính xứ Phêrô đã hy sinh vất vả trong những năm tháng qua.

Thánh lễ kết thúc lúc 11h30, Đức tổng cùng linh mục đoàn chụp hình lưu niệm tại tiền sảnh tân thánh đường.

Ngược dòng thời gian, năm 1890 tỉnh Hà Nam được thành lập, thị xã Phủ Lý lúc đó chưa có họ đạo. Sau đó một số gia đình công giáo quê ở La Phù – Thường Tín – Hà Tây di cư về Phủ Lý. Chi họ ông Phó Diễn và chi họ ông Xã Thư lập nên họ đạo Phủ Lý. Một nhà nguyện lợp lá được dựng lên gần Nhà ga Phủ Lý và Cố già Lạc (coi nhà thờ Sở Kiện) thường lên dâng lễ Chúa Nhật và Lễ trọng.

Năm 1893, Bề trên sai cha Sinh về coi sóc, cha đã cho dựng nhà thờ gỗ lợp ngói. Ít năm sau, Ngài bị bệnh và nghỉ dưỡng tại Phát Diệm và qua đời tại đó. Năm 1894 Cha SOUVIGNET Henri Emmanuel (hay còn gọi là Cố Thi) thuộc Hội Thừa Sai Paris người Pháp về coi sóc mục vụ.

Sau một thời gian dài Cha đã di dời khu nhà cũ gần nhà ga Phủ Lý về khu đất mới như hiện nay. Theo các cụ cao tuổi cho biết khu đất mới rộng trên 4 mẫu, nhà thờ và nhà xứ được xây dựng và hoàn thành vào năm 1907. Cố thi đã gắn bó với giáo xứ Phủ Lý đến năm 1943 thì lâm bệnh và qua đời 19/03/1943.

Sau đó, Bề trên sai Cố Tế và tiếp theo cha Bernado Dũng coi sóc giáo xứ. Năm 1944, cha Ninh thay cha Dũng coi sóc giáo xứ. Năm 1947, phi cơ Pháp ném bom xuống xóm đạo Phủ Lý giết hại 11 giáo dân, làm sập nhiều nhà cửa, nhà thờ bị hư hỏng nặng. Sau đó, nhà thờ được lợp lại hai mái bằng tôn nhưng bị nhà binh mượn làm nhà cứu thương. Tháng 3/1951 Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê sai cha Thomas Biểu thu xếp lập xứ Phủ Lý thành hai họ là họ Thị và họ Châu Thuỷ.

Năm 1954 cha Biểu và một số giáo dân di cư vào Nam lập nghiệp, một số ở lại cố gắng sửa chữa Thánh đường để phục hồi các sinh hoạt tâm linh. Khoảng tháng 12/1954, Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê cử cha Giuse Nguyễn Văn Thuyết làm cha chính xứ Phủ Lý và năm 1955 cử thêm cha Giuse Nguyễn Văn Bàng về làm cha Phó xứ Phủ Lý.

Ngày 19/11/1959 cha Giuse Nguyễn Văn Thuyết qua đời và được an táng tại khu đất nhà xứ Phủ Lý, sau đó di dời về Vườn Thánh giáo xứ Kẻ Non. Cha Giuse Nguyễn Bàng lên làm cha chính xứ Phủ Lý và coi sóc thêm các giáo xứ khác nữa. Năm 1967, nhà thờ Phủ lý bị máy bay Mỹ ném bom tàn phá gần như bình địa, chỉ còn trơ lại tháp chuông nhà thờ.

Cha Giuse Bàng sơ tán về họ Bình Chính thuộc xứ Kim Bảng và mất ở đó vào ngày 29/08/1998. Năm 1999, Bề trên cử cha Fx. Vũ Đức Văn về làm cha xứ Phủ Lý và ở tạm trú tại họ đạo Tràng Châu. Ngày 11/11/2006, Bề trên giáo phận Hà Nội đã bổ nhiệm cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn làm cha chính xứ Phủ Lý.

Ngày 27/02/2007, cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn đã về nhận xứ và ở tại ngôi nhà tạm trên nền móng nhà thờ Cố Thi. Ngày 15/10/2007, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã ký quyết định số 0710 – TGM/QĐ/XD 040 chấp thuận cho xây dựng lại nhà thờ Phủ Lý theo thiết kế mới. Ngày 18/02/2008, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam đã cấp giấy phép xây dựng số 02/2008/GPXD.

Ngày 22/02/2008, Thánh lễ tạ ơn và khởi công xây dựng nhà thờ Phủ Lý do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Ngày 25/02/2010, thánh lễ đặt viên đá góc tương nhà thờ Phủ Lý do Đức cha Phụ tá Laurensô Chu Văn Minh chủ sự.

Và ngày hôm nay, 23/01/2013, thánh lễ cung hiến nhà thờ và bàn thờ giáo xứ đã được diễn ra. Từ đây giáo xứ đã bước sang một trang sử mới với ngôi thánh đường nguy nga lộng lấy phục vụ nhu cầu tâm linh của bà con giáo dân trong giáo xứ và dân nhập cư đang dồn về thành phố Phủ Lý mỗi năm một tăng.

Công trình xây dựng nhà thờ mới trong gần 05 năm, xong còn một số hạng mục chưa được hoàn thành như: trần nhà thờ, hang đá, tường rào bao quanh phía đông nhà thờ. Giáo xứ Phủ Lý kính xin Đức Tổng Giám mục, quí Đức Cha, quí cha, quí tu sĩ nam nữ, quí ân nhân xa gần và cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện và quảng đại rộng tay sẻ chia để giáo xứ sớm hoàn thiện các hạng mục còn lại.

giờ lễ nhà thờ phủ lý
Nhà thờ Giáo xứ Phủ Lý

Tháng hoa kính dâng lên Mẹ

Thật vậy, bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ngay từ ban đầu, người dân nước Việt đã có những tình cảm, những hình ảnh, lòng yêu mến đối với Đức Mẹ ngang qua những hình ảnh hết sức bình dị của người mẹ trong cuộc sống đời thường và chắc hẳn mọi người đều được nghe những ca từ thân thương của bài thánh ca về Đức Mẹ như:

“Mẹ là suối mát trinh nguyên giữa sa mạc hoang.

Mẹ là trăng thanh đêm về chiếu sáng mênh mang.

Mẹ là tiếng hát ru êm giữa đêm hè vắng.

Mãi mãi Mẹ là mây trời biển rộng thênh thang.”

Lòng sùng kính tốt đẹp của mỗi con dân nước Việt mang đậm tính thiêng liêng của tình mẫu tử, qua đó các việc đạo đức như đọc kinh Mân Côi nơi các Thánh đường, nơi các gia đình hay việc rước kiệu long trọng, dâng hoa cộng đồng… các việc đó thật sự đem lại cho mỗi người công giáo Việt Nam những tinh thần sốt sáng, những lòng mến dạt dào và đức tin được gìn giữ bền vững dù trải qua nhiều khó khăn trong bối cảnh lịch sử thăng trầm của đất nước.

Tại giáo xứ Phủ Lý các việc đạo đức đó cũng được diễn ra cách trang trọng dành kính Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù tháng năm đã trôi qua, nhưng những hình ảnh như việc dâng hoa, rước kiệu vào các Chúa Nhật trong tháng hay việc các hội hoa của giáo xứ Tràng Châu cùng dâng hoa với các hội hoa của giáo xứ Phủ Lý nói lên tình hiệp nhất của hai giáo xứ trong thành phố Phủ Lý.

Tiếp đó là các em Thiếu nhi Thánh Thể trong Hội Kèn và Hội Trắc của giáo xứ Phủ Lý bế mạc tháng hoa tại giáo xứ Thượng Thụy, rồi đặc biệt hơn cả là sự hiện diện của Đức Mẹ Fatima Thánh du tại giáo xứ Phủ Lý chiều ngày 17 tháng 5, mà cha xứ Phủ Lý đã mượn biến cố thứ hai trong Mầu nhiệm năm sự Vui

“Đức Bà đi viếng bà thánh Isave, ta hãy xin cho được lòng yêu người” để diễn tả tâm tư tình cảm của con dân Phủ Lý với sự kiện đặc biệt này, những việc đạo đức nơi đây như những làn gió tươi mát làm lan tỏa đức tin trong thành phố đang phát triển này.

giờ lễ nhà thờ phủ lý
Nhà thờ Giáo xứ Phủ Lý

Lời kết

Thay lời cho tất cả những tâm tình biết ơn đó của giáo xứ đối với hai thầy được gói ghém trong bó hoa tươi thắm. Sau cùng, vị đại diện xin kính chúc hai thầy luôn mạnh khỏe, niềm vui và đạt được ước nguyện trên con đường ơn gọi.


Tham khảo: Thăm Hang Đức Mẹ Côn Đảo Trong Rừng Rậm Hoang Sơ

Tour hành hương Đức Mẹ La Vang 3 ngày 2 đêm ( máy bay)

Tour du lịch Hàm Thuận Nam 2 ngày 1 đêm – Team Building – Gala Dinner