Nhà thờ Phong Cốc, Tây Ninh – Giáo phận Phú Cường

5/5 - (4 bình chọn)

Giờ lễ nhà thờ Phong Cốc

– Ngày thường: 4h40 – 17h30

– Chúa nhật: 4h40 – 6h45 – 17h00

Nhà thờ Phong Cốc ở đâu?

– Địa chỉ: ấp Bình Phong, Thái Bình, Châu Thành, Tây Ninh

– Thành lập năm 1955

– Bổn mạng: Nữ Vương Hồn xác lên trời

– Chánh xứ: Lm Gioan Võ Hoàn Sinh

Gợi ý: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

giờ lễ nhà thờ phong cốc
Nhà thờ Giáo xứ Phong Cốc

Lịch sử nhà thờ Phong Cốc

1. 1955-1968: Cha xứ Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Quý.

Giáo xứ Phong Cốc nguyên là một xứ đạo thuộc Giáo phận Bắc Ninh, cũng có tên là Phong Cốc gồm 04 họ đạo : Phong Cốc, Bến Lác, Cầu Cát và Cổ Pháp. Cha Gioan B. Nguyễn Ngọc Quý là cha xứ thứ 14 của Phong Cốc (Bắc Ninh). Năm 1954, ngài đã đưa một số bà con giáo dân Phong Cốc (Bắc Ninh) vào Nam lập cư ở Trảng Lớn – Tây Ninh cùng với Cha Đaminh Phạm Sỹ Khiêm.

Năm 1955, ngài được bổ nhiệm làm cha xứ tiên khởi của Phong Cốc (Tây Ninh), gồm bà con giáo dân 04 họ đạo gốc và nhiều bà con giáo dân của nhiều họ đạo khác nữa nhập vào và thuộc Giáo phận Sài Gòn, Đến năm 1965, thì thuộc Giáo phận Phú Cường.

Năm 1955, sau khi ổn định chổ ở của các gia đình, Giáo xứ bắt tay vào việc xây dụng ngôi thánh đường đầu tiên và sử dụng cho tới năm1968.

Năm 1964, xây dựng Trường Tiểu học Phong Cốc.

Các Hội Đoàn được hình thành và sinh hoạt năng động dưới sự điều hành của Cha phó Giuse Lê Thanh Quang, như Dòng Ba Đaminh, Liên Minh Thánh Tâm, Hiệp Hội Thánh Mẫu, Hùng Tâm Dũng Chí …

giờ lễ nhà thờ phong cốc
Giáo xứ Phong Cốc

2. 1968-1975: Cha xứ Phêrô Vêrôna Nguyễn Đình Chế.

Năm 1968, Cha Gioan B. Nguyễn Ngọc Quý xin nghỉ hưu và Cha Cha Phêrô Vêrôna Nguyễn Đình Chế được bổ nhiệm làm chánh xứ. Ngài tiến hành xây dựng nhà thờ mới.

Năm 1969, nhà xứ mới được xây dựng và hoàn thành. Năm 1971, nhà thờ mới đã được hoàn thành và đã được Đức Cha Giuse Phạm văn Thiên về dâng Thánh lễ tạ ơn và Khánh thành nhà thờ mới, nhận Đức Mẹ Maria Nữ Vương Hồn Xác lên trời làm bổn mạng. Giáo xứ gồm có 04 giáo khu và 08 Họ cùng với các sinh hoạt đoàn thể đã có trước và có thêm Legio Mariae và Thiếu Nhi Thánh Thể hoạt động rất mạnh.

Các sinh hoạt Giáo xứ ngày càng đươc phát triển nhờ sự cộng tác của quý cha phụ tá và phó xứ: Cha Giuse Nguyễn Đăng Hanh, Cha Augustinô Hà Minh Nghĩa, và Cha Giuse Trương Công Thành .

giờ lễ nhà thờ phong cốc
Nhà thờ Giáo xứ Phong Cốc

3. 1975 -1990 : Cha xứ Đaminh Maria Ngô Đức Tuấn.

Sau 30/04/1975, Cha Đaminh Maria Ngô Đức Tuấn được bổ nhiệm làm Cha xứ Phong Cốc. Hoàn cảnh lúc này chưa ổn định về nhiều mặt, nên các sinh hoạt chưa lấy lại được nhịp điệu sinh hoạt bình thường. Thêm vào đó, cha xứ lại bị bệnh, luôn phải đi chạy chữa nên Giáo xứ không phát triển gì đặc biệt.

Ngày 13/12/1987, Thầy sáu Giuse Vũ Hùng Sơn được thụ phong linh mục và được bổ nhiệm làm Phó xứ.

Ngày 10/01/1990, Đức Cha Phó Luy Hà Kim Danh thay mặt Đức Cha chính Giuse Phạm Văn Thiên chủ sự Thánh lễ An táng Cha xứ Đaminh Ngô Đức Tuấn và đã bổ nhiệm Cha phó Giuse Vũ Hùng Sơn làm chánh xứ.

4. 1990-2008 : Cha Xứ Giuse Vũ Hùng Sơn

5. 2008 – 2011 : Cha xứ đương nhiệm : Micae Nguyễn văn Giang

Cơ cấu điều hành

Sinh hoạt Giáo xứ được phục hồi và phát triển. HĐGX gồm Ban đại diện Giáo xứ: BĐH các ban. BĐH các giới và Ban hành giáo 4 Khu, BĐH các Tổ chức khác. Tất cả đều được bổ sung về nhân sự và khả năng điều hành.

Sinh hoạt các ban, các giới, Huynh đoàn Đaminh, Phan Sinh Tại Thế, Gia đình cùng theo Chúa, Gia đình Khôi Bình…3 ca đoàn, 5 đội hoa, 1 đội kèn tây và 4 đội trống…Các nhóm: Chung sự, kẻ liệt . . . đã giúp giáo xứ phát triển rất tốt và đều đặn, góp phần tích cực cho sinh hoạt của Giáo hạt và Giáo phận trong hiện tại cũng như tương lai.

Phát triển cơ sở : Nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt nhiều mặt của Giáo xứ.

Về mặt thiêng liêng, Giáo xứ tu sửa, sơn phết, chỉnh trang lại Thánh đường cho phù hợp với các sinh hoạt phụng vụ, thiêng liêng. Xây dựng núi Đức Mẹ, đền Thánh Giuse, tượng đài Đức Mẹ Lavang. Ngoài ra, Giáo xứ còn có 2 nhà nguyện Sen Hồ và Đức Trai. Đền Thánh Tử Đạo Giuse Nguyễn Duy Khang, đền Thánh Hiêrôninô.

giờ lễ nhà thờ phong cốc
Nhà thờ Phong Cốc

Về văn hóa – thể thao

Khu sinh hoạt gồm có Nhà Sinh Hoạt để sử dụng cho các buổi sinh hoạt hằng tháng, hằng tuần… của các tổ chức trong xứ,

Khu nhà khách rộng rãi cho khách, nhất là cho những người từ xa về giúp cho các sinh hoạt tại Giáo xứ.

Khu hậu cần gồm nhà bếp, nhà kho, nhà máy đèn, phòng ăn và các phòng nghỉ cho hậu cần đã được hoàn tất năm 2004.

Khu thể thao gồm một sân vận động rộng khoảng 1 ha. Ngoài ra, chung quanh nhà thờ còn có 1 sân bóng chuyền, 2 sân cầu lông và 1 sân tập dưỡng sinh.

Khu nhà trẻ khoảng 1.000 m2, đã đựơc xây dựng 2008.

Và Nhà hy vọng để xe tang đã có từ năm 1998.

Đổ bêtong nhựa đường chính từ cổng giáo xứ vào cổng nhà thờ và xung quanh nhà thờ (đường rộng 10m, dài 160m.)

Đổ betong đường kiệu và các con đường trong giáo xứ.

giờ lễ nhà thờ phong cốc
Giáo xứ Phong Cốc – Tây Ninh

Lời kết

Trôi qua với bao biến đổi thăng trầm, nhìn lại thấy rõ bàn tay Thiên Chúa quan phòng và tình thương bao la của Me Maria. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria vì muôn hồng ân đã lãnh nhận và những thành quả đã đạt được cho tới ngày hôm nay. Xin phó thác những dự kiến tương lai trong bàn tay Chúa quan phòng và trong ánh mắt yêu thương của Mẹ.

Và điều cần phải tạ ơn nhất, đó là thành quả về ơn gọi linh mục và tu sĩ. Có thể nói đây là thành quả quí giá đáng ghi nhận nhất. Đó là Giáo xứ Phong Cốc đã đóng góp cho Giáo Hội: 10 linh mục, 2 thầy đại chủng viện, 16 nữ tu các dòng và một số em đang tìm hiểu ơn gọi linh mục và tu sĩ.


Tham khảo: Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Bình Châu – Giáo Phận Bà Rịa

Tour Hành Hương Cha Diệp 1 ngày 1 đêm

Tour Phan Thiết khuyến mãi 2 ngày 1 đêm 2022( Resort 4* + Team Building)