Giờ lễ nhà thờ Mân Côi
– Ngày thường: 4h45 – 17h45
– Chúa nhật: 5h00 – 7h00 – 8h30 – 15h30 – 17h45
Nhà thờ Mân Côi ở đâu?
– Địa chỉ: 90 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
– Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi
– Chánh xứ: Cha Giacobe Phạm Văn Phượng OP
– Phó xứ: Cha Giuse Phạm Văn Duy OP
** OP tiếng anh là Ordo Praedicatorium hay Order of Preachers – tiếng việt là Dòng Anh Em Thuyết Giáo
>> Xem thêm: Tour Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao

Xứ Mân Côi Gò Vấp và Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam có thể nói như hai trái tim đập cùng một nhịp bởi đều được thành lập vào năm 1967. Khi đó, số giáo dân còn khá ít ỏi, khoảng vài trăm người. Linh mục chánh xứ tiên khởi là cha Phêrô Nguyễn Triền Miên – dòng Đaminh. Từ một xóm đạo nhỏ bé ban đầu, trải qua một chặng đường dài nửa thế kỷ, đến nay Mân Côi quy tụ gần 1.400 giáo dân, trong đó hơn một nửa con chiên là người tứ xứ đổ về tham gia sinh hoạt.
Một ngày đầu tuần, chúng tôi đến Giáo xứ Mân Côi, Hạt Gò Vấp. Bước vào con đường chính, rẽ trái là dãy nhà của tu viện, rẽ phải là nhà thờ. Khác với quang cảnh xe cộ ồn ào, tấp nập bên ngoài, nhà thờ và tu viện có phần vắng lặng hơn nhiều.
Giáo xứ sinh động
Trao đổi với cha chánh xứ tại phòng khách, chúng tôi hiểu được nếp sinh hoạt rất sinh động của cộng đoàn giáo xứ ở đây.
Với 1.561 nhân khẩu (2014), tầng lớp giáo dân chỉ là thiểu số so với dân cư trên địa bàn phường 3, quận Gò Vấp. Tuy vậy, giáo xứ có cuốn Lịch Công Giáo & Niên Giám riêng hằng năm, làm gạch nối với 412 gia đình của cộng đoàn giáo xứ này.
Một cuốn lịch có đầy đủ chi tiết Năm Phụng vụ; hướng dẫn thủ tục giấy tờ về việc rửa tội, hôn phối, người qua đời, việc gia nhập hoặc chuyển giáo xứ; phần niên giám giáo xứ với các giáo khu, có tên và số điện thoại từng gia đình; sơ đồ tổ chức và Ban Thường vụ cùng các hội đoàn trong giáo xứ. Đây là yếu tố nói lên việc quản lý chặt chẽ thành phần Dân Chúa trong cộng đoàn này.
Cộng đoàn giáo xứ được quý cha dòng Đaminh coi sóc từ giai đoạn mới hình thành nên việc điều hành cũng có nét riêng. Nét riêng đó là giáo xứ chỉ có Ban Thường Vụ mà không có các ủy ban vì công việc đặc trách của ủy ban và việc Phụng vụ, mục vụ được quý cha và các thầy đảm nhiệm. Tuy cơ chế là như vậy nhưng các cha ưu tiên cho Ban Thường vụ được “sáng tạo” trong công việc; như khi soạn kế hoạch một chương trình xong, chỉ bàn thảo qua cha xứ rồi chủ động thực hiện.
Giáo xứ chỉ có mười hội đoàn và nhóm là Huynh đoàn Giáo dân Đaminh, hội Lòng Chúa Thương Xót, Legio Mariae, Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia đình Mân Côi, Giới trẻ, nhóm Quyên tiền, nhóm Phaolô và nhóm Matta. Nhóm Matta gồm những chị em làm các việc âm thầm phục vụ trong ngoài nhà thờ. Bên cạnh đó, giới trẻ mở rộng có đến 200 người và sinh hoạt thường xuyên một tháng hai lần là 60 bạn; với nhân sự như thế, các bạn là những nhân tố tích cực trong sinh hoạt của giáo xứ.

Hoạt động truyền giáo
Tiếp tục trao đổi với Cha Giacôbê Phạm Văn Phượng (vị linh mục được anh em bầu làm tu viện trưởng và được cha giám tỉnh châu phê ngày 07.7.2015. Theo thông lệ của Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, cứ là Tu viện trưởng nơi tu viện có giáo xứ, thì sẽ là cha chánh xứ. Và cha được Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc bổ nhiệm ngày 05.8.2015), chúng tôi biết được việc truyền giáo tại giáo xứ.
Giáo xứ có Trung tâm Mục vụ riêng, ở nơi đây có dạy Giáo lý Dự Tòng; Giáo lý Hôn Nhân; lớp Thần học giáo dân giúp Dân Chúa nâng cao về Giáo lý và Kinh Thánh và các lớp dạy đàn. Trung tâm Mục vụ này khá nhộn nhịp khi sỉ số mỗi lớp hơn kém đến 100 người. Một năm có 100 người được rửa tội.
Vào tháng 5 và tháng 10, buổi chiều có quý cha và các thầy hướng dẫn suy niệm Mân Côi theo ngày trong tuần (mùa Vui, mùa Thương, mùa Mừng, mùa Sáng) bằng hình thức suy niệm hai-ba phút, đọc Mười Kinh Kính Mừng rồi suy niệm tiếp. Phần suy niệm giúp giáo dân hiểu Mầu nhiệm Mân Côi, yêu mến Kinh Mân Côi và sống Tin Mừng tốt hơn.
Từ nhiều năm qua, những bệnh nhân Công Giáo đang điều trị bệnh tại nơi này được giúp việc thiêng liêng như xức dầu, trao Mình Thánh, nâng đỡ tinh thần. Còn tại giáo xứ, sáng Chúa Nhật nào các bệnh nhân và người cao tuổi cũng được rước Mình Thánh Chúa. Giáo xứ Mân Côi thuộc Tu viện Mân Côi có Học viện Đaminh nơi đào tạo các ứng viên linh mục tương lai của dòng nên việc mục vụ giúp các thầy được trải nghiệm và tích góp kinh nghiệm riêng.
Quý cha, Ban Hành giáo và Giới trẻ kết hợp thực hiện chương trình tiếp sức mùa thi từ nhiều năm qua. Ưu tiên cho các thí sinh vùng sâu vùng xa hay dân tộc thiểu số hoặc nghèo, với số lượng thí sinh và phụ huynh là trên 100 người.
Giới trẻ còn có những chuyến thăm các mái ấm; phát quà cho người vô gia cư vào mùa Chay; diễn nguyện Giáng Sinh ở vùng sâu vùng xa. Chưa hết, vào dịp Tết, đại diện giáo xứ đến tận nhà trao quà cho gia đình nghèo không kể lương giáo. Nhóm Lòng Chúa Thương Xót thì theo chân các vị trao Mình Thánh để tặng thực phẩm bồi dưỡng cho bệnh nhân.
Trong Giáo Hội, việc đào tạo linh mục được kéo dài từ 10 đến 15 năm, thế mà việc “đào tạo người chuẩn bị làm cha mẹ” thì chỉ kéo dài từ ba tháng đến sáu tháng, nghĩa là tôi thao thức về đời sống “hậu hôn nhân” của các bạn trẻ hiện nay. Sắp tới đây, tôi sẽ triển khai thao thức này thành việc làm cụ thể.

Lược sử êm đềm của Giáo xứ
Giáo xứ Mân Côi thuộc Tu viện Rất Thánh Mân Côi, Gò Vấp. Tu viện này được thành lập ngày 30.01.1956 với sự đồng ý của Bản Quyền địa Phương, do Giáo phận Sài Gòn ngày 02.12.1955.
Ngày 18.3.1967, Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam được thành lập. (trước đây, Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam là một phụ tỉnh thuộc Tỉnh dòng Rosario, Tây Ban Nha).
Ngày 27.8.1967, Giáo xứ Mân Côi được thành lập, theo thỏa thuận với Tòa TGM Sài Gòn ngày 03.01.1967 do Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đồng ý. Từ ngày thành lập, đã có quý cha xứ dòng Đaminh như sau: Cha Phêrô Nguyễn Triền Miên (1967-1968), Cha Hiêrônimo Phạm Quang Tự (1968-1971), Cha Giuse Chu Đức Cung 1971-1974), Cha Giuse Lưu Đức Mẫn (1974-1977), Cha Giuse Đinh Châu Trân (1977-1983).
Cha Giuse Trần Quang Thiện (1983-1990), Cha Ignatio Nguyễn Ngọc Rao (1989-1993), Cha Gioan B. Nguyễn Đăng Trực (1993-1996), Cha Giuse Đỗ Ngọc Bảo (1996-1999), Cha Giuse Phạm Quang Sáng (2000-2006), Cha Giuse Nguyễn Tất Trung (2006-2012), Cha Giuse Trần Quang Thiện (2012-2015), Cha Giacôbê Phạm Văn Phượng (từ tháng 8.2015…).
Mừng kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi
Qua Mẹ Maria, Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại. Mẹ là Đấng Đầy Ơn và là Đấng Trung Gian đem Chúa đến cho con người. Hãy đến với Mẹ và phó thác đời mình trong sự bảo trợ của Mẹ.

Lạy Chúa Giêsu là Con Đấng Tối cao, con mường tượng phút giây Chúa trở thành một mầm sống trong cung lòng Mẹ Maria. Chúa đã đáp ứng lại niềm trông đợi trải dài suốt thời Cựu ước. Mẹ Maria chính là điểm cuối cùng; chuỗi mong đợi tưởng chừng như vô hạn đó nay đã chín và niềm mong đợi đã tròn.
Mầm sống yếu ớt đang nảy nở trong lòng. Mẹ chính là chồi non cứu độ sẽ mang lại cho thế giới bộ mặt hoàn toàn mới, tràn trề yêu thương và chứa chan hy vọng. Mẹ Maria là Đấng Diễm Phúc, là tạo vật đáng yêu của Chúa, được Chúa tín cẩn trao cho vai trò tiên phong trong kế hoạch cứu độ nhân loại.
Mẹ là tạo vật đẹp lòng Chúa và đại diện cho con người đón nhận Chúa. Lời xin vâng của Mẹ cũng là lời Mẹ thưa lên thay cho cả trần gian. Ngay từ giây phút ấy, Mẹ đã trở nên Evà mới, trở nên Mẹ hiền của đoàn con trần thế.
Lạy Chúa, tất cả những điều kỳ diệu ấy đều do tình yêu thương vô cùng của Chúa. Con tôn vinh Mẹ và trên hết con cảm tạ Chúa. Con cảm tạ Chúa vì Chúa đến cứu độ chúng con và ban Mẹ cho chúng con. Chúa biết chúng con sinh ra từ nguồn mạch tội nguyên, vốn yếu đuối, cuộc đời là những vướng lụy triền miên, nên Chúa đã cho chúng con một sự bảo trợ vững chắc. Xin Chúa dạy con biết xin vâng như Mẹ, và xin cho con luôn bước theo Mẹ, trông cậy vào sự bảo trợ của Mẹ.
Chúng ta mừng kính lễ Đức Mẹ Mân Côi. Chúng ta có thể gọi lễ này là Mân Côi, Văn Côi, Môi Khôi, Mai Khôi… tất cả có cùng một ý nghĩa: đó là những bông hồng đẹp, những bông hoa quý dâng kính Đức Mẹ, tuỳ theo thói quen và sở thích của mỗi người. Nhân dịp lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa kinh Mân Côi.
Hằng ngày chúng ta vẫn đọc kinh Mân Côi từng cá nhân hay trong gia đình, nhưng trong tháng 10 này, Hội thánh thúc giục chúng ta gia tăng việc đọc kinh Mân Côi, vì là tháng được dành riêng cho việc tôn sùng Đức Mẹ qua việc lần hạt Mân Côi.
Chuỗi Mân Côi là chuỗi gồm 50 hạt. Mỗi hạt là một kinh Kính Mừng và sau 10 hạt lại có thêm một hạt nữa để chỉ kinh Lạy Cha. Những kinh Kính Mừng đó được coi như những bông hồng kết thành vòng hoa dâng kính Đức Mẹ. Một trăm năm mươi kinh Kính Mừng là 150 bông hồng hay 150 thánh vịnh kính Đức Mẹ, vì chuỗi Mân Côi được coi như tập thánh vịnh về Đức Mẹ, cũng giống như 150 thánh vịnh để tôn vinh ca tụng và xin cùng Chúa vậy.

Lời kết
Giáo xứ Mân Côi là một trong những điểm sáng của Hạt Gò Vấp với những hoạt động truyền giáo đáng được ghi nhận.
Tour Hành Hương Đức Mẹ Bãi Dâu – Chúa Kito Vua Vũng Tàu 1 ngày