Giờ lễ nhà thờ Kim Bảng
– Ngày thường: 5h00
– Chúa nhật: 5h30 – 8h00 – 18h00
Nhà thờ Kim Bảng ở đâu?
– Địa chỉ: Kim Thanh, Kim Bình, Phủ Lý, Hà Nam
– Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi
– Chánh xứ Lm Trần Xuân Thắng
Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử nhà thờ Kim Bảng
Theo kể lại, Tin mừng của Chúa Kitô đến với giáo xứ Kim Bảng từ khi nào không ai rõ vì đã thất truyền. Nhưng theo sách truyện “Các Thánh tử đạo Việt Nam” xuất bản năm 1909, thì năm 1860 Kim Bảng đã có cha xứ là cha Tường. Lúc bấy giờ, Cố Thánh Ven đã đến làm phúc và rao giảng Tin Mừng tại làng Kim Bảng 2 lần, năm 1860 và năm 1861. Sau đó Ngài bị bắt tại Kẻ Bèo và bị xử trảm tại Hà Nội.
Cha Tường đã coi sóc xứ Kim Bảng từ năm 1860 đến năm 1863. Và có thể coi giáo xứ Kim Bảng chính thức được thành lập vào thời điểm này. Đây cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng nhất của mỗi người con quê hương Kim Bảng. Sau 5 năm không có cha xứ coi sóc, đến năm 1868 cha Henricô Nhã được bề trên cử về làm chính xứ Kim Bảng.
Suốt khoảng thời gian dài từ 1860 đến 1940 Kim Bảng là xứ đạo lớn của huyện Kim Bảng bao gồm chính xứ Kim Bảng và 12 họ lẻ: Bình Chính – Trung Đồng – Văn Lâm – Kim Tân – Điền Xá -Thọ Lão – Thụy Xuyên – Do Lễ – Đồng Sơn – Bút Sơn – Thanh Nộn – và Phù Đạm.
Theo chiều biến đổi của thời gian, giáo xứ Kim Bảng cũng có nhiều thay đổi. Cùng với sự lớn mạnh của Giáo hội, một số họ lẻ đã được phát triển mở rộng thành giáo xứ như Đồng Sơn, Bút Sơn, Tân Lang. Giáo khu Kim Tân Quế mới được hình thành. Tuy nhiên cũng có một số họ bị mai một như Do Lễ, Thanh Nộn, và Phù Đạm.
Đến nay giáo xứ Kim Bảng có 6 họ đạo với khoảng 1794 nhân danh bao gồm Kim Bảng, Bình Chính, Trung Đồng, Kim Tân, Văn Lâm và Kim Tân Quế.

Các Cha đã quản xứ
– Từ khi được thành lập đến nay, giáo xứ Kim Bảng đã được 16 cha dìu dắt và coi sóc:
– Cha Tường :1860 – 1863
– Cha Hericô Nhã: 1868 – 1921
– Cha Phêrô Phê: 1906
– Cha Giuse Nguyễn Văn Lý: 1907
– Cha Phêrô Đào Văn Mỹ: 1907 – 1912
– Cha Baotixta Tường: 1912 – 1914
– Cha Giuse Nguyễn văn Hiển: 1916 – 1917 ( Ngài tạ thế tại Bút sơn)
– Cha Phêrô Nguyễn văn Tựu: 1917 – 1920 ( Ngài tạ thế tai Vĩnh Đà)
– Cha Phaolô Lê Khắc Hưởng: 1920 – 1950 ( Ngài tạ thế tại Kim bảng)
– Cha Phêrô Lê Kim Bảng: 1950 – 1954 ( Ngài di cư vào Nam và qua đời tại giáo xứ Hy Vọng, Giáo phận Sài Gòn)
– Cha Phêrô Khang tổng quản: 1956 – 1958 (Tạ thế tại Kim bảng)
– Cha Phaolô Nguyễn Tất Tiên: 1960 – 1965
– Cha Giuse Nguyễn Văn Bàng: Chánh xứ Phủ Lý; bị quản thúc tại giáo họ Bình Chính, xứ Kim Bảng 1967-1998
– Cha Phanxicô Vũ Đức Văn: Chánh xứ Phủ Lý; quản xứ Kim Bảng 1999 -2007
– Cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn: chánh xứ Phủ Lý, quản hạt Hà Nam, quản xứ Kim Bảng.
– Cha Phanxicô Lê Thanh Nghị: phó xứ Phủ Lý, thường trực xứ Kim Bảng
– Cha Giuse Đỗ Văn Chung: phó xứ Kim Bảng 2010-2012.
– Cha Giuse Vũ Đình Hồi, phó xứ Kim Bảng, thường trực tại Tân Lang 2012 – 2015
– Cha Phêrô Trần Văn Việt phó xứ Phủ Lý, thường trực xứ Kim Bảng 2009-2011; Và từ 2011 đến nay (2017) là cha giám quản, cha chính xứ Kim Bảng.
Các ông trùm qua các thời kỳ
– Ông: Trùm Độ ( Không rõ tên Thánh )
– Ông: Phêrô Nguyễn Văn Trực ( Cụ biện Xuyền)
– Ông: Giuse Nguyễn Văn Định ( Cụ biện Thiết )
– Ông: Antôn Nguyễn Văn Phan ( Cụ biện Phái )
– Ông: Phêrô Dương Văn Láng ( Cụ biẹn Hiếu )
– Ông: Luca Nguyễn Văn Thán
– Ông: Phaolô Nguyễn Văn Y
– Ông: Phêrô Nguyễn Hoàng Kim
– Ông: Antôn Nguyễn Văn Hàn
– Ông: Gioan Baotixita Đỗ Văn Hoạt
– Ông: Giuse Nguyễn Văn Thuật
– Ông: Giuse Nguyễn Công Tiệm
– Ông: Augustino Nguyễn Tiến Lân
– Ông: Antôn Nguyễn Hữu Hứa
– Ông: Giuse Dương Văn Thiệt
– Ông: Antôn Nguyễn Duy Đoàn

Ngôi nhà thờ hiện tại
Nhà thờ được khởi công xây dựng ngày 10 tháng 11 năm 2013 trên diện tích 559m2 với chiều dài 43m, chiều rộng 14m, Cánh Thánh Giá 17m, Chiều cao mái hạ 12m, chiều cao mái thượng 17,5m, chiều cao tháp 28,5m. Gian cung thánh hình thánh giá có diện tích 110,5m2. Sân chầu có diện tích 210m2.
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gô-tích, hình thánh giá. Tường mái thượng dọc thân nhà thờ được trang trí với 20 tranh kính màu có biểu tượng của 4 mùa ngắm: Vui – Sáng – Thương – Mừng. Phần cánh thánh giá có 6 bức tượng bao gồm: 4 thánh sử chép Phúc Âm và 2 thánh bổn mạng các nước truyền giáo: thánh Phanxicô Xavie và thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Trên gian cung thánh là 7 bức tranh kính màu: chính giữa là bức ảnh tranh Lòng Chúa Thương Xót (ghi dấu năm thánh ngoại thường của Giáo hội bởi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô), kế bên là 2 bức tranh hoa huệ và hoa hồng (hoa huệ biểu tượng cho thánh Giuse, hoa hồng cho thánh Têrêxa); tiếp đến là 2 bức ảnh thánh Phêrô và thánh Phaolô, 2 cột trụ Hội thánh. Ngoài cùng là 2 bức tranh lúa miến và rượu nho.
Mặt tiền của nhà thờ có Tòa tháp phụ ở giữa với tượng Đức Mẹ Mân Côi (quan thày của Giáo xứ và cũng là tước hiệu của nhà thờ), bên dưới là bức tranh Đức mẹ Fatima được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng để mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, nước Bồ Đào Nha. Phía dưới phù điêu ghi niên hiệu xây dựng 2013-2017.
Toàn bộ hệ thống cửa được lắp khuôn hộc gỗ lim. Sân chầu được lát đá xẻ Quảng Nam.
Cùng với việc khánh thành nhà thờ hôm nay, tượng đài Đức Mẹ Lavang trong khuôn viên nhà thờ cũng được khánh thành. Tượng đài có diện tích 120m2; 3 cây nấm, cây cao nhất là 18,5m, còn lại 2 cây 15,5; 16,5; Tượng đài Mẹ cao 3,5m.
Kinh phí xây dựng nhà thờ và quy hoạch nhà xứ khoảng 11 tỷ, trong đó nhà thờ khoảng 7 tỷ, xây dựng nhà phòng, linh đài và quy hoạch khuôn viên cùng với các công trình phụ kèm theo khoảng 4 tỷ.
– Để hoàn thành được ngôi nhà thờ hôm nay, chúng con xin tạ ơn Chúa, tri ân Đức Hồng Y, quý cha, hội Kin, giáo xứ Thái Hà, quý vị đồng Hương Kim Bảng trong và ngoài nước, quý vị ân nhân xa gần cùng với biết bao nhiêu hy sinh vất vả của mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ; cách riêng với ban kiến thiết của giáo xứ trong suốt thời gian thi công đã cộng tác với cha xứ:
+ Ông: Giuse Dương Văn Thiệt: Trùm trưởng từ năm 2009-2014 (Trưởng ban kiến thiết).
+ Ông: Antôn Nguyễn Duy Đoàn: Trùm trưởng từ năm 2014-2019 (Trưởng ban kiến thiết)
+ Ông Giuse Nguyễn Đại Cương: trùm phó nội vụ 2009-2014
+ Ông Phêrô Nguyễn Duy Khánh: trùm phó ngoại vụ 2009-2014
+ Ông Phêrô Nguyễn Hồng Lam: Phó trùm nội vụ 2014 – 2019 – Phó ban KT
+ Ông: Giuse Nguyễn Văn Ngà: trùm phó ngoại vụ 2014 -2019
+ Ông Phêrô Nguyễn Hữu Niên: thư ký 2014-2019: Kế toán ban KT
+ Ông: Phêrô Chu Công Trình
+ Ông: Antôn Nguyễn Hữu Hứa
+ Ông: Giuse Nguyễn Thái Hùng
+ Ông Antôn Lê Văn Long

Lễ khánh thành và cung hiến Giáo xứ Kim Bảng
Ngày 01/10/2017 nhà thờ giáo xứ Kim Bảng tọa lạc tại thôn Kim Thanh, xã Kim Bình, Tp. Phủ Lý, Hà Nam đã được khánh thành. Trong dịp này, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã về cung hiến bàn thờ và nhà thờ với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi.
Nhà thờ được khởi công xây dựng ngày 10 tháng 11 năm 2013 trên diện tích 559m2 với chiều dài 43m, chiều rộng 14m, Cánh Thánh Giá 17m, Chiều cao mái hạ 12m, chiều cao mái thượng 17,5m, chiều cao tháp 28,5m. Gian cung thánh hình thánh giá có diện tích 110,5m2. Sân chầu có diện tích 210m2.
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gô-tích, hình thánh giá. Tường mái thượng dọc thân nhà thờ được trang trí với 20 tranh kính màu có biểu tượng của 4 mùa ngắm: Vui – Sáng – Thương – Mừng. Phần cánh thánh giá có 6 bức tượng bao gồm: 4 thánh sử chép Phúc Âm và 2 thánh bổn mạng các nước truyền giáo: thánh Phanxicô Xavie và thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Trên gian cung thánh là 7 bức tranh kính màu: chính giữa là bức ảnh tranh Lòng Chúa Thương Xót (ghi dấu năm thánh ngoại thường của Giáo hội bởi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô), kế bên là 2 bức tranh hoa huệ và hoa hồng (hoa huệ biểu tượng cho thánh Giuse, hoa hồng cho thánh Têrêxa); tiếp đến là 2 bức ảnh thánh Phêrô và thánh Phaolô, 2 cột trụ Hội thánh. Ngoài cùng là 2 bức tranh lúa miến và rượu nho.
Mặt tiền của nhà thờ có Tòa tháp phụ ở giữa với tượng Đức Mẹ Mân Côi (quan thày của Giáo xứ và cũng là tước hiệu của nhà thờ), bên dưới là bức tranh Đức mẹ Fatima được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng để mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, nước Bồ Đào Nha. Phía dưới phù điêu ghi niên hiệu xây dựng 2013-2017.
Toàn bộ hệ thống cửa được lắp khuôn hộc gỗ lim. Sân chầu được lát đá xẻ Quảng Nam.
Cùng với việc khánh thành nhà thờ hôm nay, tượng đài Đức Mẹ Lavang trong khuôn viên nhà thờ cũng được khánh thành. Tượng đài có diện tích 120m2; 3 cây nấm, cây cao nhất là 18,5m, còn lại 2 cây 15,5; 16,5; Tượng đài Mẹ cao 3,5m.
Giáo xứ Kim Bảng hiện nay có 1794 tín hữu do cha chính xứ Phêrô Trần Văn Việt coi sóc.
Theo kể lại, Tin mừng của Chúa Kitô đến với giáo xứ Kim Bảng từ khi nào không ai rõ vì đã thất truyền. Nhưng theo sách truyện “Các Thánh tử đạo Việt Nam” xuất bản năm 1909, thì năm 1860 Kim Bảng đã có cha xứ là cha Tường. Lúc bấy giờ, Cố Thánh Ven đã đến làm phúc và rao giảng Tin Mừng tại làng Kim Bảng 2 lần, năm 1860 và năm 1861. Sau đó Ngài bị bắt tại Kẻ Bèo và bị xử trảm tại Hà Nội.
Cha Tường đã coi sóc xứ Kim Bảng từ năm 1860 đến năm 1863. Và có thể coi giáo xứ Kim Bảng chính thức được thành lập vào thời điểm này. Đây cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng nhất của mỗi người con quê hương Kim Bảng. Sau 5 năm không có cha xứ coi sóc, đến năm 1868 cha Henricô Nhã được bề trên cử về làm chính xứ Kim Bảng.
Suốt khoảng thời gian dài từ 1860 đến 1940 Kim Bảng là xứ đạo lớn của huyện Kim Bảng bao gồm chính xứ Kim Bảng và 12 họ lẻ: Bình Chính – Trung Đồng – Văn Lâm – Kim Tân – Điền Xá -Thọ Lão – Thụy Xuyên – Do Lễ – Đồng Sơn – Bút Sơn – Thanh Nộn – và Phù Đạm. Theo chiều biến đổi của thời gian, giáo xứ Kim Bảng cũng có nhiều thay đổi.
Cùng với sự lớn mạnh của Giáo hội, một số họ lẻ đã được phát triển mở rộng thành giáo xứ như Đồng Sơn, Bút Sơn, Tân Lang. Giáo khu Kim Tân Quế mới được hình thành. Tuy nhiên cũng có một số họ bị mai một như Do Lễ, Thanh Nộn, và Phù Đạm.
Đến nay giáo xứ Kim Bảng có 6 họ đạo với khoảng 1794 nhân danh bao gồm Kim Bảng, Bình Chính, Trung Đồng, Kim Tân, Văn Lâm và Kim Tân Quế.

Lời kết
Con mãi mãi biết ơn về lòng tốt và lòng nhân từ của Ngài trong suốt cuộc hành trình của con ngày hôm nay. Tuyệt vời là tên của bạn trong tất cả các trái đất! Không ai có thể so sánh được với Ngài, lạy Chúa. Bạn là người giàu có trong lòng thương xót và nhân từ trong sự tốt lành. Cảm ơn Cha đời đời vô cùng vì lòng nhân từ thương xót của Ngài đối với con. Con yêu Ngài, Chúa ơi.
Tham khảo: Các Giờ Lễ Ở Mũi Né – Phan Thiết Cập Nhật Năm 2023