Nhà thờ Hòa Thành, Cà Mau – Giáo phận Cần Thơ

5/5 - (3 bình chọn)

Giờ lễ nhà thờ Hòa Thành

– Ngày thường: 5h00 – 17h00

– Chúa nhật: 6h00 – 9h00 – 19h00

Nhà thờ Hòa Thành ở đâu?

– Địa chỉ: Ấp Tân Phong, xã Hòa Thành, Cà Mau

– Thành lập năm 1899

– Bổn mạng: Thánh Phero

– Chánh xứ: Lm Đa Minh Châu Hoàng Ngọc

– Phó xứ: Lm Dm Nghiêm Ngô Hải Tùng

>>> Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam 

giờ lễ nhà thờ hòa thành
Nhà thờ Hòa Thành

-Trường bác cố Viễn đông (Émile Gaspardonne, Turnal Asiatique trang 283- 285)
– Dựa theo tài liệu được đánh máy của cha Alphongso Nguyễn Thiên Tứ, nguyên cha sở họ đạo Hoà Thành, nguyên cha sở họ Tham Tướng B. Cần Thơ.
-Bài về họ Rạch Nhà, mẫu văn bình dân truyền tụng trong dân gian gồm 442 vần thơ lục bát đôi khi có xen song thất lục bát.
-Những cuộc thăm hỏi các bật trưởng lão của vùng.

Đôi nét đầu về nhà thờ Hòa Thành

Hễ nói đến Hoà Thành thì cần nhắc đến Cà Mau mới thấy được lớp rêu phong cổ kính của Họ. Do sử liệu của Bác cố nói trên, có vùng cà mau xưa là một trong 7 làng do Mạc Cửu khai phá từ suốt vịnh Xiêm La (1695). Từ tay Mạc Cửu sang tay con là Mạc Thiên Tứ, xã Cà Mau rộng lớn, sầm uất mà người ở lại thưa that, mặc thích cho những cuộc phiêu lưu săn cọp, ăn ong, bắt cá, đuổi chim lấy lông, chưa nghĩ đến việc khai phá trồng trà.

Vùng cà Mau vẫn giữ nguyên hiện trạng một xã, mãi đến năm 1879 mới trở thành huyện Cà Mau lúc bấy giờ phân ra làm 2 Tổng: Tổng Quản Long và Tổng Quản Xuyên. Hoà Thành lúc ấy chỉ là một xóm nhỏ chưa có địa danh, sáp nhập vào Tổng Quản Long.

giờ lễ nhà thờ hòa thành
Giáo xứ Hòa Thành

Hòa thành xưa

Địa danh là Rạch Nhà vì từ Cà Mau đổ ra vùng Duyên Hải cứ theo con sông Gành Hào độ 6000 thước không có nhà ở mãi cho tới một cái vàm rạch tả ngạn Gành Hào, Rạch quanh co như con rắn nước giữa thảm cỏ xanh.

Hai bên rạch là lá dừa nước, tràm, bần lưa thưa, từng khoảng có bến ăn sâu vào xóm nhà nửa ẩn nửa hiện, san sát bên nhau, chi chít như tổ ong. Đó là xóm Rạch Nhà, xóm giáo duy nhất đầu tiên của vùng Cà Mau. Chuông Đạo Thánh Chúa vang lên thuở ấy cho đến đến nay có hơn 100 năm dư.

Điều nguyên, thì họ rạch Nhà gồm những giáo dân miền trung gốc Bình Định chạy loạn vào lập nghiệp và lánh nạn tại đây, dồn vào một chỗ hẻo lánh lấy tên là xã Tân Hoá (ngày nay là ấp Tân Hoá đối diện với nhà Thờ Hoà Thành). Lúc bấy giờ chỉ có địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài do các cha thừa sai Ba-lê trực tiếp viếng thăm, nâng đỡ, ủi an lập họ nhưng chưa có cha sở thường xuyên

Các cố thừa sai tục truyền là Cố Kính, Cố Tri, Cố Phan trong số đó có co Cố Du (Marchand) sau này tử đạo và được truy phong chân phước. Nhờ các Cố tổ chức họ Rach Nhà thành Giáo xứ có Quới chức đầu tiên, hãy nghe mấy câu vè:

“Lúc này người ở Trung kỳ,
Ông Nhất, ông Bửu lại thì ông Nhơn,
Trùm Ngợi, Biện Thảo, Ông Đơn,
Ông Quế, Ông Phó, Trùm Thơm, Xã Tòng,
Ông Loi, ông Chúc, Xã Thông,
Ông Xuân, Ông Điễm, Xã Long, Ông Kỳ,
Ông Cua, xã Phước, Ông Duy:
Thảy đều người ở thành trì Quy Nhơn
Cùng nhau tách dặm quang sơn
Vào ở Tân Hoá tùng quờn làm ăn…”

giờ lễ nhà thờ hòa thành
Nhà thờ Giáo xứ Hòa Thành

Sau đó lại có cuộc di dân từ những miền lân can đến lập nghiệp:

– Rủ người Châu Đốc, nàng Rền

– Rạch Giá, Rach gốc, Cạnh Đền, Cựu khai…

Xã Tân Hoá đông dân, nay lập xã mới gọi là xã Tân Phong. Họ rạch Nhà bấy giờ nằm gọn trong xã Tân phong. Họ Hoà Thành ngày nay gồm hai ấp: Tân phong A và Tân Phong B tức xóm dưới và xóm trên của Họ Đạo. Giáo dân lúc ấy độ 800 linh hồn. Nhà nguyện lúc ấy được tả như sau:

Thánh đường xinh lịch một toà bảy căn
Điện tiền sẵn có tám ngăn,
Hậu đài đào một dãy đăng ngư trì.

Cứ theo truyền khẩu và bài vè Họ Rạch Nhà thì dưới thời Minh Mạng, Tự Đức nhà nguyện bị triệt hạ và bổn đạo bồng bế nhau chạy tỵ nạn sang Cái Hưu (Vĩnh Mỹ) và Sakeo trong thời gian 31 năm, và Rach Nhà chỉ còn lơ thơ năm bảy nhà, rồi một nhóm giáo dân từ Cần Chong (Mặc Bắc) chạy sang Rạch Nhà vừa tỵ nạn, vừa lập nghiệp.

Cuộc bắt bớ cũng dịu dần. Ông Câu Nhường hợp với Tổng Trực( Tổng Quản Long) lên tiếng gọi anh em Rach Nhà đang tỵ nạn hãy lo hồi cư về quê cũ. Một số người chịu trở về, nhưng một số người ở luôn Cái Hưu và Sakeo lập nghiệp sinh ra hai Họ đạo nói trên. Một số anh em chịu trở về tiến hành tái thiết nhà thờ ngay, nhờ sự đôn đốc của Câu Nhường và Tổng Trực.

Lúc ấy Pháp đang chiếm nước ta khiến cho việc bắt bớ đạo giáo cũng tan đi. Tổng Trực đã có công thương giúp giáo dân nên được thăng chức Huyện hàm Cà mau. Huyện Trực còn muốn hào hiệp hơn nữa đối với nhóm giáo dân Rạch Nhà mới hồi cư nên Trực tiếp tục ra tay giúp đỡ cho có ngôi thánh đường đẹp hơn xưa, đồng thời ủng hộ các vị thưà sai Ba-lê được thăm viếng giáo dân, mời các vị thừa sai mỗi khi đến có chỗ ăn, chỗ nghĩ tại dinh thự Huyện Trực. Đây thánh đường tái thiết lập nhờ sự ủng hộ Tổng Trực được diễn tả trong mấy vần thơ:

“Nhà thờ cất lại ân cần,
Bảy căn rộng rãi lần lần lập thêm,
Bông hoa trồng ở trước thềm,
Sau có giếng nước kẻ tìm người xin,
Ao này nghe nói thất kinh,
Xưa kia cọp ở U Minh rừng già,
Tục kêu Ao Soái Rạch Nhà..”

Ao này theo tài liệu của cha Nguyễn Thiên Tứ, do Chúa Nguyễn Ánh cũng gọi là Đại nguyên soái chạy giặc Tây Sơn, cho đào để trữ nước mưa cho binh sĩ uống. Cách Ao này 2000 thước có một cái Ao khác mang tên Ao Kho, tức là hầm trữ vũ khí và tiền tệ, vì dân chúng có tìm được vào năm 1968 có sắt vụn và tiền xưa bị rỉ sét không còn xài được, cũng không đọc đuợc các chữ trên các đồng tiền.

Hiện diện của chúa Nguyễn Ánh tại xứ Rạch Nhà lúc bấy giờ để lại hai ảnh hưởng phai dần theo thời gian: Một là võ nghệ. Võ Cà Mau khét tiếng một thời, vừa là võ chống với người, vừa là võ chống với thú. Hai là đình chùa khá nguy nga cổ kính, nhưng rồi cũng bị trào lưu kháng chiến cuốn đi mất, nay chỉ còn một làn khói cảm nhớ mông lung trong dân gian. Riêng về họ Rạch Nhà hồi ấy phong trào làng, xã được cương thịnh, giáo dân ra tham chính vì nhân hoà địa lợi hơn là tham vọng khoa bảng.

giờ lễ nhà thờ hòa thành
Giáo xứ Hòa Thành

Lời kết

Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy bình minh của một ngày mới, tôi nói lời cảm ơn. Trong thời gian chuyển giao ngày, con không thể không bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình vào cuối ngày đối với Ngài, Đấng Cứu Chuộc của con. Chúa ơi, Chúa đã đưa tôi đến nơi an toàn và cho tôi thành công trong suốt cuộc đời.


THAM KHẢO 

Đức Mẹ Tà Pao – Nơi Hành Hương Của Các Con Chiên

Tour hành hương Đức Mẹ Tà Pao – Đức Mẹ Núi Cúi 1 ngày 1 đêm

Tour Hành Hương Đức Mẹ Bãi Dâu – Chúa Kitô Vua Vũng Tàu 1 ngày