Giờ lễ nhà thờ Đồng Tiến
– Ngày thường: 17h30
– Thứ 6, thứ 7: 6h00 – 17h30
– Chúa nhật: 6h00 – 7h30 – 17h00 – 18h30
Nhà thờ Đồng Tiến ở đâu?
– Địa chỉ: 54 Thành Thái, phường 12, quận 10, TPHCM
– Bổn mạng: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
– Chánh xứ: Cha Gioan Lê Quang Việt
– Phó xứ: Cha Anton Nguyễn Quang Chẩn
>>> Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo Việt Nam

Lịch sử nhà thờ Đồng Tiến quận 10
Vào những năm cuối thập niên 1950, địa bàn Phường 12 và 14 hiện nay là những khoảng đất trống, hoang vu, chỉ có một số ngôi mộ cổ. Sau đó, chính quyền cho xây dựng các cư xá và trại gia binh. Do nhu cầu thiêng liêng, một số anh em công chức và quân nhân cư ngụ tại các trại gia binh này tự nguyện góp công, góp của để dựng nên một ngôi nhà nguyện với kích thước 6m x 15m, sườn nhà bằng sắt, vách bằng ván gỗ, mái lợp tôn. Ngôi nhà nguyện này ở vị trí đối diện với chợ Nhỏ phường 14, trên đường Nguyễn Tri Phương, nay là Thành Thái.
Đến năm 1960, có thêm nhiều trại gia binh được xây dựng thêm nên số giáo dân tăng vọt. Giáo phận đã điều đình với chính quyền nhường lại khoảng đất trống cạnh phía Tây đường Nguyễn Tri Phương để xây nhà nguyện thứ hai, nay là câu lạc bộ Thể thao Quận 10. Nhà nguyện này có kích thước 10m x 20m, tường bằng gạch, mái lợp tôn. Cũng chính năm nay, Giáo quyền Địa phận Sài Gòn chính thức thành lập Giáo xứ với tên gọi Đồng Tiến thuộc hạt Phú Thọ.
Vào năm 1965, cha cố Giuse Đinh Cao Thuấn nhờ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn xin chính quyền cấp cho khoảng đất trống ngay cạnh phía Đông đường Nguyễn Tri Phương để xây dựng nhà thờ mới. Mảnh đất rộng khoảng 2 mẫu tây. Ngôi nhà thờ khang trang như hiện nay đã được cha cố Giuse Đinh Cao Thuấn đứng ra xây dựng.
Đồ án thiết kế do hai kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và Lê Anh Kiên, theo kiến trúc hiện đại, nhưng lại mang dáng dấp của ngôi nhà miền cao nguyên. Nét đặc sắc là giữa lòng nhà thờ không có bất kỳ một cây cột nào. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên không cột của Tổng Giáo phận Sài Gòn, rất thoáng mát và vẫn còn hợp thời cho đến ngày nay.
Nhà thờ có đủ chỗ cho khoảng 2.000 giáo dân. Phía bên phải của nhà thờ là tháp chuông cao vút, nhờ tháp chuông này mà đi từ xa người ta có thể thấy sự Thánh Giá trên đỉnh tháp như một dấu chỉ của Chúa Kitô giữa lòng đô thị sầm uất.

Xung quanh thánh đường là khuôn viên rợp mát bóng cây, rộng hơn 11.000 mét vuông, phù hợp cho những cuộc hành hương, tĩnh tâm, tổ chức đại lễ và sinh hoạt mục vụ. Đầu nhà thờ có một công viên nhỏ, với nhiều cây xanh mang vẻ hoang sơ tự nhiên chứ không quá chăm chút gọt tỉa. Trong khuôn viên, có một hồ nước và trên hồ là nơi có thể cử hành nghi thức hoặc dâng lễ; có cả hội trường, nhà trẻ và nơi để xe…
Từ ngày có nhà thờ mới, sinh họat tôn giáo trong GX được thăng tiến rõ rệt. Theo thống kê hiện nay, giáo xứ hơn 5.000 giáo dân chia thành 4 giáo khu (Khu Phanxicô Trần Văn Trung, Khu Phaolô Lê Bảo Tịnh, Khu Andrê Dũng Lạc, Khu Annê Lê Thị Thành) và họ Thánh Giuse.
Cha Đinh Cao Thuấn đã xây dựng họ Giuse trong một hoàn cảnh khá đặc biệt nên cộng đồng dân Chúa ở đây gồm đủ mọi thành phần Bắc Trung Nam chứ không đồng nhất như các giáo xứ khác.
Trước khi Giáo xứ được chính thức thành lập, một số cha từ các nơi khác đến dâng Thánh lễ và giúp công tác mục vụ cho giáo xứ tại 2 ngôi nhà thờ nói trên: Cha Đaminh Nguyễn Đức Khôi, Cha Giuse Bùi Đức Cường, Cha Giuse Khổng Tiến Giác, Cha Antôn Nguyễn Văn Thịnh.

Cha Chánh xứ đã phục vụ Giáo xứ Đồng Tiến
1. Cha Phêrô Lê Văn Triệu (1958 – 1960)
2. Cha Giuse Phạm Văn Hiệu (1960 – 1963)
3. Cha Giuse Đinh Cao Thuấn (1963 – 1966)
4. Cha Phêrô Phạm Văn Long (1966 – 1967)
5. Cha Ferland Cao Đức Thuận (1967)
6. Cha Nicola Đinh Quang Điện (1967 – 1995)
7. Cha Gioan Baotixita Trần Thanh Cao (1995)
Bổn mạng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Giáo xứ Đồng Tiến
“Mừng lễ các thánh Tử đạo Việt Nam hôm nay, chúng ta hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên, hướng về những người đi trước chúng ta trong hành trình đức tin đem lại cho chúng ta nguồn sinh lực mới. Đặc biệt giáo xứ chúng ta mừng bổn mạng, chúng ta cầu nguyện cho các gia đình trong giáo xứ, cho các hội đoàn. Các thành viên biết liên kết với nhau để sống trong hành trình yêu thương mà các thánh tử đạo Việt Nam đã dày công gầy dựng làm nên sức sống mới trong cuộc đời của mỗi người.”
Đồng tế với cha Gioan có linh mục Phó xứ Antôn và linh mục Maria Vianney (Dòng Thiên Phúc). Cùng hiệp lễ có HĐMVGX, hội đoàn Bà Mẹ Công giáo, Lê giô Mariae, Xứ đoàn Phaolô II, các sơ dòng MTG, các ca đoàn, đại diện bốn Khu xóm, Ban trật tự, Đồng Tâm, ….
Trước thánh lễ cộng đoàn đã rước kiệu xương Thánh từ trong nhà thờ đi xung quanh hành lang khuôn viên nhà thờ với Chuỗi kinh Mân côi.
Khía cạnh thứ nhất là: “Con thảo của Cha trên trời” là những con người thuộc về Thiên Chúa. Bởi chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, được tha tội nguyên tổ, được thuộc về Thiên Chúa, được tháp nhập vào đời sống Hội thánh. Như vậy ai cũng có là con thảo của Cha trên trời.
Điều thứ hai: “Chứng nhân anh dũng”. Ngày xưa chứng nhân là tử đạo, nhưng ngày nay chứng nhân là làm sao để cho người khác nhìn thấy hình ảnh của Thiên Chúa trong đời sống của mình. Chứng nhân ngày nay không còn đổ máu như 117 thánh tử đạo.
Tử đạo hôm nay là từ bỏ những thói hư tật xấu của chúng ta. Ngày nay, thời đại 4.0, chúng ta từ bỏ những cố hũ nằm ẩn khuất bên trong con người của chúng ta. Như vậy chứng nhân ngày nay đòi hỏi chúng ta sống, giới thiệu Thiên Chúa đi ngang qua cuộc sống của mình trong đời sống ở giáo xứ và ngay trong đời sống tại gia đình.
Yếu tố thứ ba: “Trung kiên với Hội thánh”. Nhìn gương Chúa Giêsu, Ngài trung kiên hiến mình vì Hội thánh. Ngài sẵn sàng chết đi để trao ban thần linh của Thiên Chúa cho Hội thánh là cho mỗi người chúng ta. Nhìn về các vị thánh tử đạo tại Việt Nam, các ngài màu da khác nhau, không hoàn toàn thuộc về Việt Nam nhưng các ngài vẫn sẵn sàng trung kiên với Hội thánh. Bởi vì Hội thánh mang tính phổ quát, mang tính lan tỏa.

Hướng đến Hội Thánh Hiệp Lành
Sau khi cầu nguyện đầu giờ và giới thiệu các thành phần tham dự, Lm Chánh xứ Gioan đã nêu lên lý do của buổi gặp gỡ, giải thích từ Hiệp Hành, rồi nhấn mạnh:
“THĐGM diễn ra ở Roma là giai đoạn cuối cùng, sau khi đúc kết những gì diễn ra ở các địa phương. Nếu ở địa phương không làm tốt thì THĐGM không thành công. Chính vì vậy các giáo xứ, các đoàn thể, các hội đoàn, các nhóm mang tính cách là cộng đoàn Kitô giáo thì cần phải làm những buổi thể hiện sự hưởng ứng này…
“Mỗi người chúng ta ngồi đây đều có lãnh nhận một sứ vụ nào đó, nhưng tinh thần tham gia và hiệp thông thì nhiều khi là yếu. Thí dụ như nhóm này chỉ biết nhóm này thôi, tôi hát ở ca đoàn này thì chỉ biết ca đoàn mình thôi, ít biết ca đoàn khác…
“Khi vận hành chương trình giáo lý online trong giai đoạn này, các anh chị huynh trưởng làm sao để cho ban điều hành giáo khu tham gia thúc đẩy các gia đình có con em học giáo lý để có sự liên kết giữa người trẻ với người lớn, mà điều này chúng ta chưa có…
“Việc của một giáo xứ không phải chỉ là của cha sở, cha phó, của của hôi đồng giáo xứ mà là một tổ chức làm sao để cho các thành phần tham gia nhận được sự cộng tác của mình để làm nên sức sống của giáo xứ, đó mới là điều quan trọng…”

Lời kết
Đức Trinh Nữ Maria được sinh ra để rồi sinh ra Đấng Cứu Thế có ảnh hưởng rất lớn trong công cuộc cứu chuộc nhân loại: Một là xin vâng theo chương trình Thiên Chúa nhiệm mầu, hai là ngợi khen Chúa làm cho Danh Chúa được tỏ hiện khắp mọi nơi, ba là đứng kề bên Chúa tức là kề bên với Con của mình trong công cuộc cứu chuộc.
THAM KHẢO THÊM
Cập Nhật Thông Tin Giờ Lễ Các Nhà Thờ Vũng Tàu Mới Nhất Năm 2023