Giờ lễ nhà thờ Công Xá
– Ngày thường: 18h00 (mùa đông) – 18h30 (mùa hè)
– Chúa nhật: 16h00 – 18h00
Nhà thờ Công Xá ở đâu?
– Địa chỉ: Đồng Lý, Lý Nhân, Hà Nam
– Bổn mạng Thánh Gioan Baotixita
– Chánh xứ Lm Phaolo Nguyễn Huy Trình
Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Quá trình phát triển nhà thờ Công Xá
Vào năm 1669, các nhà Truyền giáo đi ngược dòng Sông Hồng, tới Phố Hiến (Thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) để giảng đạo. Ít lâu sau, việc truyền giáo đã ảnh hưởng cả lưu vực Sông Hồng và sang các vùng phụ cận. Người dân xứ Nam Sang (huyện Lý Nhân ngày nay) đã được đón nhận Đức tin ngay trong thời kỳ đó.
Thep sử liệu năm 1846, xứ Nam Sang có 3.818 nhân danh. Con số ngày càng tăng, đức tin thêm vững mạnh, Bấy giờ Cố Pháp cho xây dựng một ngôi nhà thờ nhở bằng gỗ lim và một tu viện MTG (nằm trên đất xóm 4 Công Xá ngày nay).
Năm 1902, vì số giáo dân tăng, xứ Nam Sang được chia thành ba giáo xứ :
– Xứ Công Xá có 9.175 nhân danh.
– Xứ Vĩnh Đà có 4.500 nhân danh.
– Xứ Vũ Điện có 1.561 nhân danh.

Trong những năm 1902 – 1903, xứ Công Xá do Cố Pháp làm tổng quản. Sau đó, ngài về Hà Nội chữa bệnh và qua đời. Tiếp theo, có các cha tổng quản coi sóc trực tiếp. Cha tổng quản cuối cùng là cha già Tuất (gốc xứ Trình Xuyên, tình Nam Định).
Xứ Công Xá là xứ Mẹ (xứ gốc) của các xứ : Khoan Vĩ, Nam Xá, Phú Đa, Đồng Phú, Mạc Thượng, Quan Hạ. Riêng xứ Công xá có các họ giáo : Hội Động, Vĩnh Trụ, Mai Xá, Văn Xá, Thổ Ốc, Cầu Không, Tế Xuyên, Phú Khê, Ngô Thôn. (Nay chỉ còn lại họ giáo Vĩnh Trụ và Hội Động là còn đông giáo dân. Những họ giáo khác gần như đã bị “xóa sổ”).
Theo truyền khẩu, trong thời kỳ cấm đạo dưới các thời vua triều Nguyễn, giáo dân xứ Công Xá bị bắt giải về pháp trường Bẩy Mẫu – Nam Định, bắt khóa quá. Ai không theo ý vua sẽ bị nhục hình, bắt đào thùng, đào hố rồi bắt đứng xung quanh để chém đầu và đẩy xuống hố, sau đó lại bắt giáo dân xứ khác lấy xác đi mai táng. Một số giáo dân chạy trốn sang các làng bên cạch để ẩn náu. Số khác phải đóng dấu chín ở mặt, bắt đi phân xác đến các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang…
Khi được lệnh của nhà vua cho hồi hương, có 10 gia đình trở về quê cha đất tổ, nhận chung một họ là họ “Trần”… Từ đó đến nay, giáo xứ Công Xá chỉ mang một họ “Trần”.
Khoảng năm 1897, cố Pháp về ở xứ Công Xá. Thấy số giáo dân ngày càng tăng, cố Pháp quyết định chuyển nhà thờ ra một khu đất mới rộng và trung tâm hơn. Cũng có ý kiến xin cố Pháp để yên ngôi nhà thờ này, nhưng cố không bằng lòng. Ngài quyết định xây dựng nhà thờ xứ Phú Đa.

Sau khi hoàn thành nhà thờ Phú Đa năm 1902, cố lại về xứ Công Xá, cùng dịp ngôi nhà xứ vì do sơ xuất bị cháy, dân làng đều nhất trí chuyển nhà thờ ra khu đất mới như nhà thờ có hiện nay. Ngôi nhà thờ mới được khởi công vào năm 1905, do cha Long giúp cố Pháp phụ trách và ông Trần Văn Chiện (Trùm họ) cùng đứng ra lo liệu xây dựng. Nhà thời mới được xây dựng theo cấu trúc Tây Phương, có diện tích : dài 41,25m; rộng 12,6m; tháp cao 25m, treo ba quả chuông.
Các cụ kể lại : trước khi có ngôi nhà thời hiện nay, đã có hai lần dựng xây nhà thờ (không rõ đời cha nào?). Một nhà thờ nhở dựng tại trung tâm xóm trên làng (tức xóm 4 hiện nay), chung quanh nhà thờ bưng bằng gỗ và một nhà xứ nhỏ bằng gỗ lim, mái lợp cỏ ranh. Thời cấm cách đạo, nhà thời và nhà dân bị đốt cháy… Sau này, tới thời cha già Điện đã cho dựng lại một ngôi nhà thời nhở bằng gạch, lợp ngói nam, ngay trên nền của ngôi nhà thời cũ…
Khi nhà thờ chuyển về khu đất mới thì Nhà Dòng cũng được dời đến khu đất mới theo địa dư hành chính hiện nay (xóm 3), năm 1927.

Lời kết
Nhìn lại lịch sử Giáo xứ Công Xá không những để ca tụng các bậc tiền nhân đã dày công chọn đất lập làng, không những thấy được những nếp đẹp truyền thống trong việc đối nhân xử thế và những chứng nhân đức tin mà còn là gương sáng để con cháu gìn giữ, noi theo.
Tuy nhiều giá trị vật chất, tinh thần do nhiều hoàn cảnh khác nhau đã không còn hay hư hỏng. Nhưng cái chính yếu vẫn còn có lẽ là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” với tấm lòng hài hòa, rộng mở của con người nơi đây.
Xứ đạo Công Xá với ngôi nhà thờ trên 100 năm có lẽ là dấu chỉ đẹp nhất không chỉ riêng về đức tin Kitô giáo mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, hài hòa, vươn lên trong cuộc sống. Ngôi nhà thờ với tiếng chuông vang lên mỗi ngày; giúp ta luôn thức tỉnh là người Kitô hữu; gợi nhắc cho ta niềm tự hào là người Công Xá; và cũng để mời gọi sống yêu thương và cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa.
Niềm tự hào là người dân nơi đây sẽ là một nguồn động lực lớn để mỗi người yêu thương hơn, thăng tiến và triển nở hơn trong nhân cách và đức tin.
Tham khảo: Giờ Lễ Nhà Thờ Đức Mẹ Bãi Dâu – Vẻ Đẹp Của Nhà Thờ