Giờ lễ nhà thờ Cẩm Đường
– Ngày thường: 5h00
– Chúa nhật: 5h00 – 7h00 – 16h00
Nhà thờ Cẩm Đường ở đâu?
– Địa chỉ: xã Cẩm Đường, Long Thành, Đồng Nai
– Thành lập năm 1990
– Bổn mạng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
– Chánh xứ Lm Giuse Nguyễn Văn Cường CM
Gợi ý: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử nhà thờ Cẩm Đường
Năm 1975, một số gia đình công giáo từ vùng Tam Hiệp, Biên Hòa đến Cẩm Đường xây dựng vùng kinh tế mới. Hai năm sau, Cha Giuse Trần Minh Phú thành lập Giáo điểm Cẩm Đường với khoảng 400 giáo dân. Năm năm sau, thầy Sáu Giuse Phạm Văn Hữu cùng Giáo dân nơi đây xây dựng ngôi nhà nguyện tạm bằng gỗ.
Ngày 15.08.1990, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật nâng Giáo điểm lên thành Giáo xứ Cẩm Đường và bổ nhiệm Cha Giuse Phạm Văn Hữu làm chánh xứ tiên khởi.

Từ năm 1990 đến năm 1992, Cha Giuse cùng giáo dân dựng ngôi nhà thờ đầu tiên bằng gỗ, vách ván, mái ngói và một hội trường tiền chế. Qua các thời quý Cha quản xứ, các sinh hoạt của Giáo xứ dần đi vào ổn định.
Năm 2000, Cha Phaolô Nguyễn Trọng Xuân phụ trách Giáo xứ và tiếp tục hướng dẫn đời sống đức tin cho cộng đoàn. Cha Phaolô cùng với cộng đoàn khởi công xây dựng nhà thờ mới (2002) và khánh thành (2004).
Bốn năm sau, Cha Giuse Đoàn Phi Long về kế nhiệm Cha Phaolô phục vụ Giáo xứ. Hiện nay, dưới sự coi sóc của Cha Phaolô, cộng đoàn Giáo xứ Cẩm Đường đã ổn định và phát triển về mọi mặt.
Địa dư: Đông giáp xã Thừa Đức; Tây giáp xã Suối Trầu; Nam giáp ấp Suối Quýt; Bắc giáp xã Sông Nhạn.
Diện tích: 13,2 km2
Dân số: 7.038 người
701 gia đình công giáo, gồm 3.149 giáo dân – Tỷ lệ: 44,8%
Linh mục quản xứ
Giuse Trần Minh Phú (1976 – 1983)
Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn (1983 – 1987)
Giuse Phạm Văn Hữu (1990 – 1992)
Gioan Baotixita Nguyễn Đăng Tuệ (1992 – 1993)
Giuse Trần Văn Hàm (1993 – 1995)
Phaolô Nguyễn Đức Thành (1995 – 2000)
Phaolô Nguyễn Trọng Xuân (2000 – 2008)
Giuse Đoàn Phi Long (2008 – 2017)

Người chỉ dâng của lễ một lần khi hiến dâng chính mình
Chúa Giêsu có thể cứu độ cách vĩnh viễn những ai nhờ Người mà đến với Thiên Chúa, vì Người hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta.
Phải, vì chúng ta cần một vị Thượng tế thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao trên các tầng trời. Người không cần phải như các tư tế hằng ngày dâng của lễ, trước là đền tội lỗi mình, sau là đền tội lỗi dân chúng, vì Người làm việc ấy chỉ có một lần khi hiến dâng chính Mình. Vì Lề luật thì đặt những người yếu đuối làm tư tế, còn lời thề có sau Lề luật, thì đặt Người Con hoàn hảo làm thượng tế đến muôn đời.

Ðiểm chính yếu về các điều đang đề cập đến là: chúng ta có một Thượng tế như thế ngự bên hữu Ðấng Tối Cao trên trời, với tư cách là chủ tế trong đền thờ, và trong nhà tạm chân thật mà Chúa – chứ không phải người phàm – đã dựng nên. Quả thật, mọi thượng tế được đặt lên là để hiến dâng lễ vật và hy tế, vì thế, vị thượng tế này cần phải có gì để hiến dâng.
Vậy nếu Người còn ở trần gian, thì Người cũng không phải là tư tế, vì đã có những người phụ trách hiến dâng của lễ theo lề luật. Việc phượng tự mà họ làm chỉ là hình bóng những thực tại trên trời, như lời đã phán cùng Môsê khi ông sắp dựng nhà tạm rằng:
Chúa phán: “Ngươi hãy xem, ngươi sẽ làm mọi sự theo mẫu Ta đã chỉ cho ngươi trên núi”. Hiện giờ vị Thượng tế của chúng ta đã lãnh một chức vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là Ðấng trung gian của một giao ước tốt hơn, mà giao ước ấy được thiết lập trên những lời hứa rất tốt lành.

Lời kết
Ôi Thiên Chúa, xin thương con, vì người ta chà đạp con, người ta luôn luôn đấu tranh và áp bức con. Những kẻ thù ghét con chà đạp con luôn mọi lúc, vì có nhiều người chiến đấu phản hại con.
Tham khảo: 8 Ngôi Nhà Thờ Ở Lagi – Giờ Lễ Tại Các Nhà Thờ Ở Lagi