Giờ lễ nhà thờ Bút Đông (Trác Bút)
– Ngày thường: 5h30
– Chúa nhật: 5h30 – 8h30 – 18h00
Nhà thờ Bút Đông ở đâu?
– Địa chỉ: thôn Đông Nội, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
– Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi
– Chánh xứ Lm Giuse Mai Xuân Lâm
– Phó xứ Lm Giuse Đỗ Hữu Huynh
– Phó xứ Lm Luca Loan Phạm Xuân Hướng
Xem thêm: Tour Hành Hương Công Giáo tại Việt Nam

Lịch sử nhà thờ Bút Đông
Lời nói đầu
Tiểu sử xứ đạo Bút Đông có cách đây chưa được 200 năm. Nếu so sánh với các di sản văn hóa cổ ở nước ta, nhiều nơi đã có cách đây một vài ngàn năm lịch sử, chẳng hạn nền văn hóa cổ đại Ai Cập của loài người cách đây 5000 năm thì chả đáng là bao. Nhưng nếu tính thời gian cuộc sống của môt đời người thì cũng đã lâu lắm rồi.
Từ hồi xa xưa, người công giáo xứ ta rất đáng tự hào là người Việt Nam kính Chúa yêu nước, nhân ái đoàn kết, siêng năng, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đã tạo dựng lên những công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị như: Ngôi nhà thờ cổ xây dụng kiểu Á – Đông khánh thành năm 1883.
Đến năm 1920 lại khánh thành tiếp một nhà thờ nguy nga rộng lớn, với hai tháp cao vút, thiết kế theo kiểu Gô – Tích. Trong không gian có đường nội bộ chạy bao quanh, mặt trước tiền sảnh có sân thượng và sân hạ. Hai bên tả hữu là hai dãy nhà, một bên dùng làm trường học, còn bên kia dùng làm nhà chứa đồ dùng.
Hiện nay cổng phía Tây lại mới xây một hang đá nhân tạo, kết cấu bằng những phiến đã rửa và thạch nham, có chiều dài 100m cao 09m và dày 06m. Về không gian, các Cụ tính toán hoàn hảo về phong thủy, có mặt hồ trước tượng trưng cho nội Minh Đường, có con đường chạy thẳng nối từ trung tâm bờ hồ phía nam đi về thôn Phúc Thành. Sự tình toán đó là tượng trung cho liên kết vây rồng trong thế Phục Long.

Có Đền Thánh Giuse với năm tháp tròn, mộ phỏng theo một ngôi đền ở Tòa Thánh La Mã. Có một Nhà nguyện Đức Mẹ ở xóm Năm Duyên – Giang. Một Nhà nguyện Thánh An – Tôn ở thôn Phúc Thành. Có nhà Dòng mến Thánh Giá được tạo dựng từ những năm đầu sơ khai ra nhà xứ Bút Đông.
Xứ Bút Đông có 09 họ đạo trực thuộc, luôn gắn liền mọi hoạt động tôn giáo chính xứ từ xưa tới nay.
Trải qua các cuộc chiến tranh ác liệt, xứ đạo cũng thăng trầm theo thời cuộc, vì thế các văn bằng, di chỉ của các cụ xưa để lại nay đã bị mai một. Đáp ứng nguyện vọng của các cụ bô lão trong làng, cũng như một số giáo dân đang sống xa quê hương như Hà Nội, Sài Gòn, các vị sống xa tổ quốc, mong muốn tìm lại những chứng tích của cội nguồn. Để cho các đời sau không được quên lãng những thành quả sáng tạo của cha ông. Bài viết sơ lược tiểu sử này, kịp thời giải đáp được phần nào cho quý ông, bà và các bạn đọc.
Tuy nhiên:
Bản này ai mở đầu, đầu bút trước
Bấm đốt tay đã được là bao
Rộng xem cao xét thế nào
Đã không bằng cớ mong sao thật truyền
Cảo thơm trải mấy phen nhuận sắc
Thoạt xem vào chán ngắt trí khôn
Bởi vì sai lạc phân phồn
Tam sao thất bản chỉ còn đôi ba.
Thật vậy:
Toàn bộ nội dung trong sơ lược tiểu sử này, là do chúng tôi sưu tầm được, qua các lời kể của các cụ bô lão trong làng cung cấp. Có một tài liệu viết tay của người xưa để lại do ông Cường con cụ cố Tín (em Đức Giám mục Nguyễn Tùng Cương) giao cho, nhưng đã quá cũ nát, mối xông gần hết lại không có đầu đuôi, nên không thể nào tránh được những thiếu sót.
Theo phong trào chung của đất nước. Nhiều làng, xã đã lập những di chỉ văn hóa của quê hương mình. Nhất là thể hiện trên các hương ước của các làng xã đạt tiêu chuẩn LÀNG VĂN HÓA. Cho nên bài viết sơ lược này, chúng tôi thấy là rất cần thiết và bổ ích.

Vị trí địa lý hành chính
Thánh đường hai tháp xứ Bút Đông xây dựng tại: Thôn Đông Nội, xã Châu Giang “Xưa kia là xã Trác Bút” huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Xã Trác Bút xưa là mảnh đất trên bờ sông Thiên Mạc có hình chiếc bút xung thiên “Thiên mạc gian hề Trác Bút trang” là câu đầu của bốn câu thơ ca ngợi mảnh đất quê hương trù phú có gần 2000 năm lịch sử.
Thiên mạc giang hề Trác Bút trang
Cung đình thiên cổ thị huy hoàng
Quần thần thị lập giai oanh liệt
Thủy liễu Dương Dương tại điển hàn.
Xã Trác Bút nằm sát con đường trên bản đồ tỉnh lộ 9710 bên tả ngạn con sông Châu Giang.

Giáo xứ Bút Đông ra đời
Cách đây gần 03 thế kỷ, đạo Thiên Chúa đến vùng phố Hiên Kinh Kỳ thuộc tỉnh Hưng Yên, bên cạnh con sông Hồng Hà. Từ đó xuất hiện địa danh Bút Đông. Khởi đầu tạo dựng họ đạo là nhà nguyện bằng tre nứa lá ở khu vực xóm Hòa Bình, tức Đồng Cồng xưa. Nằm trên lô đất ông hương Thác và ông Toan Đỗ ngày nay. Lúc đó là họ đạo trực thuộc xứ Bái Vàng.
Sau khi họ Bút Đông xây dựng được nhà thờ gỗ làm theo kiểu Á – Đông khánh thành năm 1883. Thời gian đó, cha cố Huy làm Giám quản, ngài xin bề trên để họ Bút Đông được thành lập Xứ Bút Đông cho đến ngày nay.
Tương truyền:
Xứ Bút Đông nằm trong thế rồng của khu vực:
1. Mắt rồng ở Phúc Thành
2. Tim Rồng là nhà thờ xứ Bút Đông
3. Dạ Rồng ở Đình Đông
4. Đuôi Rồng là sông Thiên Mạc
Xứ Bút Đông có 09 họ giáo trực thuộc:
1- Họ Bút Chợ
2- Họ Bút Thượng
3- Họ Bút Kênh
4- Họ Bút Quai
5- Họ Trại Trần
6- Họ Duệ Cát
7- Họ Lạt Hà
8- Họ Vạn Lương
9- Họ Lệ Thủy
+ Có Đền Ông Thánh Giuse
+ Có nhà Dòng Mến Thánh Giá
+ Có nhà Nguyện Đức Mẹ ở xóm Duyên Giang
+ Có Đền Ông Thánh An – Tôn ở thôn Phúc Thành.

Lời kết
Bước vào Tháng Hoa, giáo xứ Bút Đông đã long trọng tổ chức buổi dâng hoa và rước kiệu Đức Mẹ. Những việc đạo đức này nhằm bày tỏ lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, mẹ của mỗi người kitô hữu.
Tham khảo: 9 Ngôi Nhà Thờ Ở Vũng Tàu Có Kiến Trúc Tựa Thiên Đường