Giờ lễ nhà thờ Bùi Phát (quận 3) – Giáo hạt Tân Định

5/5 - (5 bình chọn)

Giờ lễ nhà thờ Bùi Phát

– Ngày thường: 5h00 – 17h00 – 18h00

– Chúa nhật: 5h00 – 6h30 – 8h30 – 16h00 – 18h00

Nhà thờ Bùi Phát ở đâu?

– Địa chỉ: 450/105KC Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3, TPHCM

– Bổn mạng: Chúa Kito Vua

– Năm thành lập: 1955 – 1966

– Chánh xứ: Cha Đaminh Lâm Quang Khánh

– Phó xứ: Cha Vinh Sơn Nguyễn Đức Hùng CRM

– Phó xứ: Cha Giuse Trần Văn Thực

>>> Tham khảo: Tour Hành Hương Đức Mẹ La Vang 3 ngày 2 đêm

giờ lễ nhà thờ bùi phát
Nhà thờ Bùi Phát – Giáo phận Sài Gòn

Giới thiệu về nhà thờ Bùi Phát

Đường vào giáo xứ Bùi Phát gồm hai hướng chính:

– Năm 1955, khi giáo xứ mới được thành lập, cổng chính nằm ở đầu hẻm 453 Trương Minh Giảng (Lê Văn Sĩ ngày nay), đi khoảng 1.000m sẽ tới nhà thờ (453/105KC Lê Văn Sĩ).

– Năm 2003, kênh Nhiêu Lộc được giải tỏa, một con đường mới mang tên Trường Sa được hình thành. Nhà thờ Bùi Phát mang địa chỉ mới: số 1074 Trường Sa, phường 12, quận 3, Tp. HCM. Cổng chính đi vào nhà thờ bây giờ nằm ở đường Trường Sa, cách nhà thờ 50m.

Giai đoạn hình thành và phát triển

1. Giai đoạn mở đầu

Năm 1954, nhiều gia đình thuộc các giáo phận miền Bắc đã di cư vào Nam để sinh sống và lập nghiệp. Với tinh thần tương thân tương ái của người đồng hương, nhất là người đồng đạo xa quê, mong muốn được sống quây quần bên nhau, hai ông Trần Quang Vinh và Trần Đức Điến đã cùng nhau đi tìm kiếm vùng đất mới để lập nghiệp.

Ban đầu, hai ông mua đất dựng bốn căn nhà (số 453/79 đến 453/85 hiện nay) và đã hỏi thăm chủ đất để mua thêm, nhưng chủ đất đã bán cho một người Pháp và người này đã bán lại cho Chính Phủ. Tuy nhiên, vì chiến tranh nên mảnh đất này còn để trống, chưa được sử dụng. Khu đất này rộng khoảng 10 hecta, hoang vắng và sình lầy, nằm dọc theo con đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sĩ), kéo dài từ chân cầu Trương Minh Giảng chạy dài qua cổng xe lửa số 6, rất lý tưởng cho nhiều gia đình di cư chưa có chỗ ở đến tạm cư lập nghiệp

Lúc đó, trên vùng đất hoang vu này chỉ có họ đạo Vườn Xoài (Họ Các Thánh Tử Đạo) với một ngôi nhà nguyện nhỏ có sức chứa khoảng 100 người. Giáo dân là những người mộ phu trồng cao su, di cư từ trước năm 1945.

giờ lễ nhà thờ bùi phát
Nhà thờ Bùi Phát – Giáo phận Sài Gòn

2. Giai đoạn hình thành

Quá trình thành lập giáo xứ là một quá trình rất khó khăn và phức tạp. Vì Chính Phủ quy định: phải có đông dân, phải có mặt bằng, phía giáo quyền phải có vị lãnh đạo tinh thần, thì mới được phép thành lập trại định cư và lập giáo xứ. Vì thế, hai ông Trần Quang Vinh và ông Trần Đức Điến đã tìm đến gặp vị linh mục (Lm) đồng hương Nguyễn Đại Bằng đang ở trại định cư Thánh Tâm, Hố Nai, Xuân Lộc, (ngài là vị lãnh đạo tinh thần của giáo xứ Kính Danh, Miền Bắc 1952-1954, cùng di cư vào Nam) để xin tư vấn và trợ giúp.

Đầu năm 1955 các gia đình di cư thuộc giáo xứ Kính Danh và nhiều gia đình di cư ở rải rác từ những vùng đất xa xôi khác như Mỏ Cày, Bến Tre, cũng về quy tụ, phân lô, dựng nhà.

Vào tháng 3.1955, Lm Bằng không thu xếp về Sài Gòn được nên đã ủy quyền cho Lm linh tông Mai Ngọc Điện về trợ giúp. Lm Điện nhận lời và đem theo 30 gia đình đồng hương Xuân Dục (Miền Bắc) từ Tây Ninh về.

Tháng 5.1955, Lm Bằng cũng không thu xếp được thời gian nên đã ủy quyền lại cho Lm linh tông Gioan.B Ngô Xuân Hảo từ miền Tây về nhận trách nhiệm chăn dắt đoàn chiên tại Sài Gòn và Lm Hảo cũng đem theo một số gia đình đồng hương Đại Đồng (Miền Bắc) về để an cư lạc nghiệp.

Năm 1955, Lm Gioan.B Ngô Xuân Hảo xin chính quyền thành lập trại và đặt tên là TRẠI ĐỊNH CƯ BÙI PHÁT (vì đa số giáo dân thuộc hai giáo phận: Bùi Chu & Phát Diệm). Ngoài ra, một số ít gia đình giáo dân đến từ Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng cũng xin gia nhập.

Ngài đã thành lập và bổ nhiệm:- Ông Bang Tấn làm Trưởng trại định cư

Cuối năm 1956, Lm Gioan.B đã cho dựng một ngôi nhà thờ bằng gỗ, mái tôn, tường xây gạch. Ngài cũng cho dựng một ngôi chợ nội bộ nơi cuối con hẻm 491, mang tên chợ Bùi Phát.

Ngoài ngôi Thánh đường kể trên, Lm Gioan.B còn cho dựng một ngôi nhà trên phần đất chợ Bùi Phát ngày nay, một phần làm văn phòng trại định cư, một phần là nơi ở của ngài.

Vào thời điểm này, giáo dân trại định cư Bùi Phát cũng được Đức Cha Jean Cassaigne – Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn – ký quyết định cho phép thành lập giáo xứ Bùi Phát và nhận THÁNH GIOAN BAOTIXITA làm QUAN THẦY giáo xứ.

Trong những năm Lm Gioan.B Ngô Xuân Hảo làm quản xứ có nhiều Lm phó cộng tác với ngài trong việc chăm sóc đoàn chiên:

  • Lm Giuse Đỗ Trọng Kim
  • Lm Giuse Nguyễn Phúc Vĩnh
  • Lm Giuse Trần Hiệp Sỹ (Cha Trung)
  • Lm Giuse Đinh Cao Thuấn
  • Lm Louis Vũ Đức Khâm
  • Lm Giuse Trần Nhân Thứ
  • Lm Đaminh Bùi Minh Sơn
  • Lm Giuse Phạm Phúc Huyền
  • Lm Giuse Trần Năng Luật
  • Lm Giuse Phạm Công Khanh.

Thầy xứ:

  • Giuse Nguyễn Công Bình (Thầy Đạm)
  • Giuse Ngô Xuân Tịch
  • Phêrô Maria Trần Ngọc Hưng.

Lm Gioan.B Ngô Xuân Hảo đã thành lập ban Thường vụ – cánh tay đắc lực để giúp cha giải quyết công việc hàng ngày trong thời gian đầu thành lập Trại Định cư, cũng là cầu nối để gắn kết Cộng đoàn Dân Chúa thành một Đoàn Chiên.

giờ lễ nhà thờ bùi phát
Nhà thờ Bùi Phát – Giáo phận Sài Gòn

Thành lập Ban Mục vụ và Đoàn thể

Ban Thường vụ nhiệm kỳ năm 1960 -1963.

  • Ông Đaminh Phạm Quang Khai Chánh trương
  • Ông Giuse Nguyễn Văn Rang (Ô.Kính) Phó trương
  • Ông Vinh Sơn Phan Văn Hỷ Thư ký
  • Ông Đaminh Ngô Kim Long Thủ quỹ
  • Ông Phêrô Nguyễn Viết Nha Ủy viên
  • Ông Đaminh Trần Đức Điến Ủy viên

Giáo xứ Bùi Phát được chia thành 10 khu: Mỗi khu đều có 1 Trùm chánh, 1 Trùm phó, 1 Thư ký, 1 Thủ quỹ và các ông bà Quản giáo.

Thành lập các hội đoàn, có một ban Trị sự gồm: 1 Đoàn Trưởng, 1 Đoàn Phó, 1 Thư ký, 1 Thủ quỹ riêng, Hiệp Hội Thánh Mẫu có thêm 1 Tuyên Huấn

LIÊN ĐOÀN HIỆP HỘI THÁNH MẪU:

+ Đoàn Thanh Niên ( Sau đổi thành Đoàn Phụ Huynh)

+ Đoàn Thanh Nữ (Sau 30-4-1975 không còn hoạt động)

+ Đoàn Trưởng Nữ (Sau đổi thành Đoàn Bác Ái)

  • Hội dòng Ba Đaminh
  • Hội Cầu nguyện (Legio-Marie)
  • Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. (Thành lập 1961)

CA ĐOÀN 

1 Ca đoàn thường xuyên và 1 Ca đoàn Thiếu nhi Thánh Thể

1 Ca đoàn Bác Ái (Thành lập 1960)

1 Ca đoàn Các Bà mẹ Công Giáo (Thành lập 1961)

Ngày 30-6-1963, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đã thuyên chuyển Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh, Chánh xứ giáo xứ Tân Định về làm Chánh xứ giáo xứ Bùi Phát và giao nhiệm sở mới cho Lm Gioan.B Ngô Xuân Hảo làm Chánh xứ giáo xứ Châu Nam.

Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh nhận giáo xứ Bùi Phát cùng thời điểm Ban Thường vụ cũ hết nhiệm kỳ. Ngài tạm thời thành lập Ban chấp hành Công Giáo Tiến Hành để điều hành công việc thường nhật của giáo xứ gồm có:

  1. Ông Đaminh Trần Đức Điến Chánh trương
  2. Ông Thành Phó trương
  3. Ông Đaminh Trần Xuân Thu Thư ký
  4. Ông Đaminh Ngô Ngọc Bích Ủy viên

Cùng thời điểm này, Lm Giuse mua thêm đất của Thầy Đạm và ông Trùm Tứ để xây dựng trường Tiểu học Bùi Phát.

giờ lễ nhà thờ bùi phát
Nhà thờ Bùi Phát

Phát triển mạnh – Giáo xứ Bùi Phát

Giáo xứ Bùi Phát ngày càng phát triển mạnh, các thế hệ trẻ ngày một đông. Giáo xứ có gần 10.000 giáo dân, với nhiều nhu cầu về mặt đạo đức, tâm linh, kiến thức cần được quan tâm, hỗ trợ.

Năm 1962, Tòa TGM Sài Gòn đã cân nhắc cho phép hai họ lẻ là An Phú và Kiến Thiết tách ra để nâng lên hàng giáo xứ. Đó là giáo xứ An Phú và Tân Hòa (Kiến Thiết) ngày nay.

Sau khi họp Hội đồng Mục vụ để lấy ý kiến, Lm Thomas Trần Quốc Phú quyết định xây dựng ngôi Thánh đường mới to lớn, thoáng mát hơn và một trường học để các em có nơi học văn hóa, giáo lý…

V

Ngày 30-10-1966, Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Thánh đường Gx Bùi Phát được cử hành, với sự hiện diện của Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình. Ngôi thánh đường dài 55m, rộng 22m, tháp chuông cao 30m. Nhờ sự đồng tâm cộng lực của giáo dân trong giáo xứ, ngôi Thánh đường đã hoàn thành trong một năm.

Song song với việc xây dựng nhà thờ mới, Lm Thomas còn xây dựng thêm nhà xứ và một trường học, lấy tên là trường Tiểu học Bùi Phát, nằm trong khuôn viên nhà thờ. Sau năm 1975, trường này được nhà nước trưng dụng thành trường Tiểu học Đô Lương và nay là trường Mầm Non Phường 12, Quận 3.

Ngày 30-12-1967 – Đại lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình đã cử hành nghi thức tạ ơn và Thánh hiến nhà thờ, bàn thờ trong niềm vui của toàn thể cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ. Cũng trong dịp đại lễ và khánh thành ngôi Thánh đường mới, Lm Thomas Trần Quốc Phú và Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã nhận Chúa Kitô Vua làm Quan Thầy Bậc I và Thánh Gioan Baotixita làm Quan Thầy Bậc II.

Năm 1970, Lm Thomas Trần Quốc Phú và Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã quyết định nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm làm Quan Thầy Bậc II và Thánh Gioan Baotixita làm Quan Thầy Bậc III.

giờ lễ nhà thờ bùi phát
Nhà thờ Bùi Phát – hạt Tân Định

Lời kết

Theo ánh sáng Tin Mừng Thánh Máccô. Trong phụng vụ, ta thấy rõ ngay Yêu Mến sẽ củng cố sự hiệp thông. Chúa trả lời cho một kinh sư trong bản văn “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” còn điều răn thứ hai “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,37-39)

Theo lời dạy của Đức Giêsu yêu mến là mấu chốt thiết yếu thúc đẩy chúng ta đến việc củng cố sự hiệp thông. Để xây dựng tình hiệp thông ta phải biết tôn trọng, lắng nghe, hiểu biết lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng nhau làm việc để tiến tới sự hiệp thông.

GỢI Ý

Ghé 7 Nhà Thờ Ở Bình Châu Hồ Cốc, Nơi Cầu Nguyện Của Con Chiên

Nhà thờ Công Giáo tại Việt Nam