Dinh Cô Long Hải là một khu đền hoành tráng có lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại; hiện tọa lạc bên bờ biển tại thị trấn Long Hải, thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam. Đây là một di tích in đậm bản sắc dân tộc Việt mà chủ thể trực tiếp là ngư dân ở địa phương . Ngày 16 tháng 1 năm 1995, Dinh Cô đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 65QĐ/BT.
Lịch sử
Ban đầu, Dinh cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, được lập ra vào cuối thế kỷ 18 (không rõ năm) để thờ một cô gái trẻ tên là Lê Thị Hồng (tục là Thị Cách).
Tương truyền, cô là người ở Tam Quan (Bình Định). Trên đường đi ra biển thì bị lâm nạn và xác trôi dạt vào Hòn Hang (gần khu di tích Dinh Cô bây giờ). Lúc ấy, cô chỉ vừa sang tuổi 16. Thương tiếc, người dân địa phương lúc bấy giờ đã đem xác cô vào chôn cất trên đồi Cô Sơn. Từ đó cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh, phù trợ ngư dân…nên dân trong vùng tôn xưng cô là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.
>>> Hãy xem Tour Long Hải 2 ngày 1 đêm dành cho khách đoàn
Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: Cô tên là Lê Thị Hồng Thủy, quê quán ở Phan Rang (có người kể quê ở Bình Thuận). Cô là con gái duy nhất của ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà, thường theo cha vào vùng Bà Rịa và Gò Công (Tiền Giang) buôn bán. Cô rất yêu cảnh mến người và không muốn rời xa vùng đất phía Nam.
Trong một lần vào Nam buôn bán, khi thuyền còn neo đậu tại vũng Mù U (Long Hải), Cô không muốn rời khỏi đất này nên đã xin cha ở lại nơi đây sinh sống lâu dài. Lúc ấy Cô mới 16 tuổi. Nhưng người cha kiên quyết không bằng lòng, buộc cô phải trở về quê hương cùng ông.
Khi thuyền nhổ neo rời bến khá xa, nhìn lại trong thuyền không thấy cô, người cha quay lại cất công tìm kiếm ba ngày liền nhưng không thấy. Ông buồn bã quay về quê nhà. Vài hôm sau, xác Cô trôi dạt vào Hòn Hang. Một cụ già ở làng Phước Hải phát hiện. Ngư dân Phước Hải chôn cất Cô trên đồi cát gần nơi tìm thấy xác Cô (đó là Mộ Cô bây giờ). Mộ của Cô luôn được cát bồi đắp, cỏ không mọc được mà ngay bên cạnh một cây đa tươi tốt mọc nhanh như thổi che mát mộ Cô.
Sau một thời gian, vùng này có dịch bệnh, rất nhiều người bị đau và chết. Trong khi dịch bệnh đang hoành hành, có người nằm mơ thấy Cô báo sẽ giúp dân làng qua khỏi dịch khí. Dân làng đã thắp hương cầu khấn, quả nhiên dịch bệnh qua khỏi. Sau sự việc ấy, có người đã xin bà con xây am thờ phượng, hy vọng Cô sẽ độ trì dân làng làm ăn phát đạt, cuộc sống an lành… Từ đó Cô càng hiển linh. Hàng năm, dân làng tổ chức cúng Cô. Ngày Chính lễ diễn ra lễ hội Nghinh Cô là ngày mất của Cô.
Truyền thuyết thứ 2: Cô là liên lạc viên của nghĩa quân Tây Sơn (cũng có người nói Cô là con một viên chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn), thường qua lại nơi đây. Cô đã bị quân nhà Nguyễn giết chết (cũng có người kể là bị đắm thuyền). Sau này, để tưởng nhớ một người con gái hiển linh, chết vì đạo nghĩa, nhân dân đã lập miếu thờ.
Trong hai câu chuyện truyền ngôn của ngư dân địa phương kể trên thì truyền thuyết thứ nhất được nhiều người cho là gần với sự thật hơn. Theo khảo sát của các tác giả cuốn 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, thì khi thuyền buôn của ông Lê Văn Khương đi ngang qua mũi Thùy Vân, dây lèo buồm đã gạt cô Lê Thị Hồng Thủy xuống biển. “Mặc dù những người cùng đi trên thuyền đã ra sức tìm kiếm, nhưng vẫn không tìm được cô. Ba ngày sau xác cô nổi lên nơi vũng Mù U, được bà con ngư dân xã Phước Hải chôn cất tử tế.
Về sau cô trở nên linh hiển, nhập vào xác đồng, kể lại cái chết oan uổng của mình. Dân làng lập miếu thờ, lấy ngày cô chết (12-2 âm lịch) để cúng bái hàng năm. Chuyện xẩy ra vào năm Gia Long thứ ba (1804), lúc ấy cô mới 16 tuổi”1.
Không giống với truyền thuyết trên đây, khi viết về núi Thùy Vân (một phần của dãy Minh Đạm ngày nay, chứ không phải Núi Nhỏ Vũng Tàu như một số tác giả lầm tưởng) sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn (viết nửa cuối thế kỷ 19) cho biết: “Núi Thùy Vân cách huyện lỵ Phước An 12 dặm về phía Đông Nam.
Trên núi có chùa Hải Nhật (là chỗ trông ra biển đón mặt trời), dưới núi có vũng Sơn Trư (Bãi Heo). Ngoài mỏm núi có ngọn Thần nữ, tục gọi là mỏm Dinh Cô, trước kia có người con gái chừng 17,18 tuổi, bị bão gạt đến đây, được người địa phương chôn cất, sau đó mộng thấy người con gái ấy đến đây giúp đỡ, người ta cho là thần, lập đền thờ”2.
nối tiếp thế hệ kia ngày càng lan rộng. Vào ngày vía Cô, khách thập phương lại tề tựu về Dinh Cô dự đại lễ, có cả ngư dân từ Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết đến ngư dân Bến Tre, Gò Công, Trà Vinh, Cà Mau, Rạch Giá… và không ít du khách từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai về tham dự lễ hội, kết hợp hành hương với nghỉ ngơi, tắm biển, làm cho lễ hội Nghinh Cô trở nên đông nhất trong các lễ hội ở BR-VT nói riêng và miền Đông Nam bộ nói chung.
Lễ Nghinh Cô diễn ra trong ba ngày, mồng 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch. Ngư dân địa phương gọi là ngày “Lệ” (hay “Lệ Cô”). Trước đó nhiều ngày, người ta đã tính toán sao cho chuyến đi biển phải về kịp đúng ngày diễn ra lễ hội. Tất cả mọi công việc đều được gác lại, tất cả dường như chỉ chuẩn bị cho ngày cúng Cô. Lịch lễ hàng năm được bố trí một cách sít sao, hầu như rất ít có sự thay đổi:
Năm 1930, ngư dân Long Hải đã dời miếu thờ lên đồi Kỳ Vân cho đến ngày nay. Năm 1987, Dinh Cô được xây dựng và trùng tu lớn sau khi bị hỏa hoạn. Năm 2006 – 2007, Dinh Cô lại được trùng tu.
Kiến trúc, thờ cúng Dinh Cô
Dinh Cô có diện tích trên 1.000 m2. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Thùy Vân, hai bên có đặt tượng rồng và cọp. Phía trên mái có gắn “Lưỡng long chầu nguyệt” và “song phụng chầu”. Lối lên các điện thờ là 37 bậc tam cấp.
Trong chính điện bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm là bàn thờ Bà Cô (Lê Thị Hồng). Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 m, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến, đội mão gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài.
Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền,…và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát,…
Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, người dân Long Hải mở lễ hội Nghinh Cô (còn gọi là vía Cô) long trọng theo nghi thức cổ truyền, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,…Đây là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ thu hút rất nhiều người đến tham quan và chiêm bái. Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn bên bờ biển, cách Dinh Cô chừng 1 km.
Ngày 12 tháng 2: Chánh giỗ. Từ 7 giờ sáng ngư dân tổ chức lễ Nghinh Cô (ngoài biển) về dinh nhập điện. Nghi thức Nghinh Cô được thực hiện theo nghi thức tương tự với lễ Nghinh Ông Nam Hải Đại tướng quân. Ghe Nghinh Cô được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ. Đoàn ghe Nghinh Cô gồm hàng trăm chiếc, trong đó có 2 ghe chính, 6 ghe hộ tống. Hai ghe chính có bày bài vị, hương án, cúng phẩm. Chủ tế, ban nhạc, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo cùng ở trên ghe này.
Đúng 7 giờ đoàn ghe Nghinh Cô bắt đầu khởi hành, tiến thẳng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ hơn chừng 1 km, Chủ tế ra lệnh đoàn ghe dừng lại, bắt đầu cho việc cúng lễ. Chủ lễ niệm hương, ban nhạc lễ và lễ sinh xướng. Sau khi lễ niệm hương xong, đoàn ghe tiếp tục diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua miếu Bà Thủy Long rồi trở về bãi biển phía Tây, cách Dinh Cô chừng trăm mét. Trên bờ hai Bóng chàng và 10 thanh niên cầm cờ ngũ hành đứng thành hai hàng đối xứng nhau để rước bài vị, hương án Nghinh Cô về an vị tại Dinh.