Mảnh đất Phan Thiết đầy nắng và gió có một sức hút vô cùng mãnh liệt không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn đến từ những giá trị văn hóa đặc sắc trong đó phải kể đến văn hóa ẩm thực. Vậy đặc sản Phan Thiết ngon có gì? Hãy cùng Việt Du Travel đi tìm câu trả lời trong hành trình khám phá các đặc sản Phan Thiết nổi tiếng khắp bốn phương nhé.
» Xem thêm nhiều tour du lịch Mũi Né Phan Thiết tại Việt Du Travel
Nước mắm Phan Thiết
Đặc sản Phan Thiết đầu tiên mà Việt Du Travle muốn giới thiệu chắc chắn là nước mắm Phan Thiết bởi vì độ nổi tiếng của nó thì chắc có lẽ ai cũng nghe đến rồi đúng không? Nước mắm ở đây được làm từ cá cơm nguyên chất, ướp muối theo tỉ lệ đặc trưng, ủ trong những chiếc lu sành cho ra hương vị đậm đà, mặn mòi của biển cả nơi đây.
Nước mắm Phan Thiết gồm có loại hảo hạng cho đến loại bình dân nhưng điểm chung hương vị đều thơm ngon đặc biệt, độ đạm cao, không hóa chất độc hại. Hiện nay, nước mắm Phan Thiết được đóng chai, mẫu mã bắt mắt rất thích hợp để làm quà biếu.
Cá lồi xối mỡ cuốn bánh tráng
Cá lồi xuất hiện vào khoảng tháng 7 – 8 – 9 âm lịch tại vùng biển Bình Thuận. Một con cá lồi lớn khoảng từ 3-5 kg, trung bình từ 1-2 kg và nhỏ nhất khoảng 0,5 kg. Thông thường thì mọi người hay lựa chọn là cá lồi lớn vì thịt tươi và ngọt hơn nhiều so cá nhỏ. Cá lối có rất nhiều món như nấu canh chua, kho tỏi…nhưng vẫn ngon nhất là hấp cuốn bánh tránh.
Thưởng thức món cá lồi xối mỡ tất nhiên không thể thiếu rau sống để làm giảm bớt vị béo của mỡ. Các loại rau sống cần có khế chua, chuối chát, rau thơm, có thể kèm thêm bún nếu muốn.
Nước mắm để chấm món cá lồi xối mỡ là phần cực quan trọng, vì nó quyết định thành bại của món ăn này. Nước chấm là một hỗn hợp gồm nước mắm, nước lọc, ớt, tỏi, đường, me, được pha chế theo tỷ lệ để tạo ra vị mặn, ngọt, chua, cay vừa ăn. Một số người còn băm nhuyễn một phần gan cá lồi, hòa vào nước chấm để tăng vị béo và độ sền sệt.
Khi ăn món này, bạn dùng bánh tráng cuốn với cá, bún và các loại rau sống, sau đó chấm ngập trong nước chấm, như vậy đã ngon “nhức nhối” rồi.
Lẩu cá bớp Phan Thiết
Nếu Vũng Tàu nổi tiếng với món lẩu cá đuối thơm nức mũi thì Phan Thiết cũng không chịu kém cạnh với món lẩu cá bớp đậm đà hương vị xứ biển. Đi dọc những tuyến phố đâu đâu du khách cũng có thể bắt gặp những hàng quán với biển hiệu bán món ăn đặc sản Phan Thiết này.
Cá bớp ở đây được đánh bắt hàng ngày nên vô cùng tươi ngon, thịt chắc, ít xương và không bị tanh ăn kèm với nồi nước dùng chua chua cay cay cùng với các loại rau như bắp chuối, bạc hà, đậu bắp, cà chua đúng điệu phải biết. Ngồi quây quần bên nồi lẩu khói nghi ngút, thưởng thức nước dùng chua dịu cùng miếng cá ngọt dai sẽ khiến bạn tràn đầy năng lượng.
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ lẩu cá bớp ngon dưới đây:
– Lẩu cá Sáng Nhỏ số 80 Ngư Ông, Đức Thắng, Phan Thiết, Bình Thuận
– Lẩu cá Tỷ số 34 Chu Văn An, Phan Thiết, Bình Thuận
– Lẩu cá Ngọc Lan số 11 Phan Đình Phùng, Phan Thiết, Bình Thuận
Cá bò hòm nướng
Cá bò hòm (Ostraciidae) là là một họ cá trong bộ cá Nóc. Sở dĩ nó có tên gọi là bò hòm vì khuôn mặt góc cạnh, da lốm đốm, đen nhám giống da bò sữa và thân hình vuông như chiếc hòm. Một số nơi còn gọi nó là cá thiết giáp vì thân hình xù xì, da thô ráp hệt như chiếc xe tăng sừng sững. Nhìn tổng quan, hình dáng bên ngoài của cá bò hòm trông khá dữ dằn và có chút đáng sợ.
Ngoài hương vị thơm ngon cá bò hòm có giá trị dinh dưỡng cao, rất hấp dẫn và bổ dưỡng. Thịt cá có hàm lượng lượng đạm cao và là loại đạm dễ hấp thu rất dễ tiêu hóa. Nhiều axit béo có lợi cho tim mạch, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa tiểu đường và rất tốt cho gan. Bên cạnh đó cá còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Như vậy chính nhờ sự khác biệt về hương vị và giá trị dinh dưỡng cao nên cá bò hòm trở thành một đặc sản được nhiều người yêu thích. Nhiều người lo sợ do cá bò hòm nằm trong bộ cá Nóc nên sợ có độc. Nhưng thực tế thì cá bò hòm nằm trong nhánh không có độc mà còn ngon và thơm hơn cả thịt gà chính vì vậy bạn cứ yên tâm thưởng thức nhé.
Chả lụi Hàm Tân
Chả lụi Hàm Tân có xuất xứ từ Hàm Tân, nay đã trở thành một trong những đặc sản của Phan Thiết. Món chả lụi này ăn cũng gần giống món nem chả lụi, ăn kèm với rau thơm, xoài xanh và bánh tráng mỏng.
Đây là món ăn vặt khoái khẩu và quen thuộc của giới trẻ và cả những người lớn ở Phan Thiết nói chung và Mũi Né nói riêng. Tuy nhiên, đối với thực khách du lịch Mũi Né Phan Thiết, có lẽ món ăn này khá lạ miệng và ngay cả cách ăn cũng lạ lùng không kém.
Món ăn gồm có miếng chả gói trong bánh tráng thành một miếng hình chữ nhật dẹp dẹp được nướng trên lò than nóng. Các miếng chả được xiên vào que, mỗi que tầm 5 miếng chả xiên ngang. Xiên như vậy để khi nướng dễ lật và cũng dễ bán hơn. Một xiên chả chỉ cần nướng chưa đầy 5 phút là chín, vì chả được nướng rất nhanh bằng than nên có tên gọi là “chả lụi”.
Sau khi đã có miếng chả chụi vàng ươm, thơm giòn, thực khách sẽ lấy một miếng bánh tráng mỏng cắt sẵn để trải ra trên lòng bàn tay, cho miếng chả lụi giòn rụm vào, đặt thêm vài lát xoài xanh, rau sống, dưa leo vào và cuốn lại cho chặt tay.
Bánh Rế Phan Thiết
Bánh rế Phan Thiết được cho là có nguồn gốc từ Phan Rang (Ninh Thuận), sau đó mới lan rộng ra các tỉnh miền Trung rồi đến các tỉnh phía Nam. Cho đến ngày nay thì bánh rế phổ biến nhất ở thành phố Phan Thiết và dần trở thành một trong những món đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận. Từ đây, nghề làm bánh rế Phan Thiết trở thành một nghề truyền thống mưu sinh của nhiều gia đình. Cũng giống như nước mắm Phan Thiết, để có thể làm ra những chiếc bánh rế thơm ngon đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo và tỉ mỉ của người làm bánh.
Bánh rế Phan Thiết có mặt tại hầu hết các cửa hàng, quán ăn, tạp hoá lớn nhỏ ở thành phố này. Bánh được đóng thành từng bịch, mỗi bịch khoảng 10 chiếc với giá dao động từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng, cực kỳ hợp lý cho một món bánh độc đáo và đầy sức hút. Ngoài bánh rế màu vàng ươm thường thấy, tại chợ Phan Thiết, các gánh hàng rong và một số trạm dừng chân dành cho khách tham quan mua đặc sản về làm quà còn bán loại bánh rế có màu đen sẫm.
Thanh long Phan Thiết
Thanh long là thứ trái cây đã trở thành đặc sản Phan Thiết nói riêng và của cả tỉnh Bình Thuận nói chung. Thật hiếm có nơi nào trên dải đất hình chữ S này mà thanh long lại ngon ngọt như ở đây. Đi dọc những tuyến đường lớn, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những ruộng thanh long bạt ngàn, lung linh ánh đèn mỗi khi đêm về.
Thanh long xứ này gồm hai loại là thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng, vị ngọt thanh, ăn vào rất mát. Bạn có thể mua thanh long dọc đường đi hoặc trong các quầy hàng bán trái cây ở các khu chợ hay điểm dừng chân dọc đường.
Bánh hỏi lòng heo Phú Long
Bánh hỏi lòng heo Phú Long từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của nơi đây. Người ta còn đưa nó vào trong những câu ca dao như một cách để ca tụng vị ngon của món ăn này. Chuyến đi du lịch Phan Thiết của bạn nếu thiếu đi trải nghiệm món bánh hỏi lòng heo Phú Long thì đúng là một thất thoát lớn.
Món ăn dân dã nhìn có vẻ đơn giản nhưng quy trình chế biến thì lại không đơn giản chút nào. Trước tiên là phần bánh hỏi. Chỉ riêng làm bánh hỏi thôi cũng đã rất tốn công. Với những hạt gạo được lựa chọn kĩ càng người ta tiến hành ngâm và vo sạch nhiều lần. Sau đó qua nhiều công đoạn tỉ mỉ để làm ra những miếng bánh hỏi trắng ngần, mềm mại, thơm ngon.
Phần lòng heo ăn cùng với bánh hỏi cần được cẩn thận. Vì là lòng heo nên cần phải chọn lòng heo đảm bảo an toàn vệ sinh đồng thời cần làm sạch để thực khách ăn được lòng heo ngon nhất. Hãy tưởng tượng những miếng lòng heo vừa mới được mua từ lò mổ lúc sáng tinh mơ, còn nguyên độ tươi ngon, sau khi làm sạch được hấp chín với gừng vừa thơm, vừa trắng lại dai sần sạt mới ngon làm sao.
Gỏi cá mai
Đã từ lâu, gỏi cá thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người dân xứ này trong những ngày đoàn tụ. Có lẽ cũng vì món này ăn ngon hơn khi nhiều người quây quần, thưởng thức cùng nhau. Gỏi cá có thể được chế biến từ rất nhiều loại cá mới đánh bắt, còn tươi rói. Chẳng hạn như cá mai, cá chỉ, cá đục…
Gỏi cá là sự kết hợp giữa nhiều hương vị: cá tươi, rau sống, rau thơm, bánh tráng mè và nước chấm pha sệt từ mắm nhĩ Phan Thiết. Gỏi cá mai Phan Thiết đặc biệt được yêu thích hơn cả trong các loại gỏi cá. Cá mai là loại cá trông giống cá cơm, hình dáng nhỏ bé, thân trong suốt, có lớp vảy bạc lấp lánh. Thịt cá mai tươi dai, giòn, ngọt, không có máu nên không tanh, đặc biệt thích hợp để chế biến các món ăn tái. Chẳng hạn như làm gỏi, thả lẩu.
Dông nướng muối ớt
Dông săn bắt trong tự nhiên có hương vị thơm ngon đặc biệt hơn dông nuôi. Do đặc sản quá nổi tiếng nên nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh, lượng dông trong tự nhiên giảm mạnh. Bởi vậy, hàng loạt các trang trại nuôi dông được hình thành.
Người có dịp thưởng thức thịt dông rồi đều không giấu nổi sự mãn nguyện về thứ thịt trắng phau, săn chắc, thơm ngọt hơn cả thịt gà, phần xương mềm ăn sần sật rất đã.
Thơm ngon đã đành, thịt dông được cho là còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Theo Đông y, dông cát có tác dụng giảm đau, tiêu độc, bổ sung dinh dưỡng. Đồng thời, dông cát được ứng dụng nhiều trong Đông y vì chúng sống trong môi trường tự nhiên, thức ăn chủ yếu là chồi non của các loại thảo dược vì thế mà thịt của dông cũng bổ dưỡng hơn.
Lời kết
Có lẽ ẩm thực đôi khi cũng tạo nên linh hồn của một vùng đất. Nơi cá nước chim trời, nơi đồng xanh rừng lạ, đủ thức quý lại thơm ngon. Còn về với dải đất Nam Trung Bộ, lún chân vào những cồn cát trải dài, thực khách sẽ được nếm vị ngon khác biệt của dông – loài được mệnh danh là “vua sa mạc”.
Còn chần chờ gì mà không book lịch lên kế hoạch để khám phá vùng đất mới thôi. Bạn có thể liên hệ đến Việt Du Travel để được hỗ trợ về lịch trình chi tiết nhé. Chúc bạn và gia đình có chuyến đi thật vui vẻ và hạnh phúc.
Cre ảnh Sưu Tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» Lưu Lại Các Resort 3 Sao Ở Phan Thiết Giá Tốt Cho Kỳ Nghỉ Dưỡng Lý Tưởng