Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân dinh thự lớn nhất của đệ nhất tham quan

Ở phía Tây Nam của khu danh lam thắng cảnh lịch sử Shichahai Bắc Kinh, có con đường yên tĩnh trải dài dưới bóng liễu, ngự đó là một ngôi dinh thự theo phong các Trung xưa đó là Phủ Hòa Thân. Người Trung Quốc hay có câu “Một tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử nhà Thanh” bởi nơi đây đã trải qua lịch sử triều đại từ thời hoàng kim đến suy tàn. Đặc biệt hơn đây Cung Vương Phủ là biệt phủ của Hòa Thân, tham quan số một lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Cập Nhật Hướng Dẫn Quy Trình Thủ Tục Xin Visa Trung Quốc Mới Nhất

Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân Bắc Kinh 

Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân (chữ Hán 恭王府) là một trong những dinh thự được bảo tồn nhất Trung Quốc. Chủ nhân của dinh này là người có quyền lực nhất thời nhà Thanh “dưới một người, trên vạn người”, 1 vị là sủng thần vua Càn Long – Hòa Thân (từ năm 1776 đến năm 1779), 1 vị là Khánh Hy Thân Vương Vĩnh Lân, con thứ 17 của Càn Long, em trai vua Gia Khánh (từ năm 1799 đến năm 1852), 1 vị là em thứ 6 vua Hàm Phong – Cung Trung Thân Vương Dịch Hân (từ năm 1852 đến năm 1898)

Cung Vương Phủ
Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân

Lịch sử về Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân

Năm Càn Long thứ 41 (1776), Quân cơ đại thần, Hàn lâm Đại học sĩ Hòa Thân cho xây phủ đệ chạy dọc Tiền Hải (前海) và sau hông Hậu Hải (后海) (là những Hồ nước lớn phía đông bắc Tử Cấm Thành – các hồ này hiện là phố Bar đặc sắc của Bắc Kinh), thời bấy xây xong đặt tên là “Hòa đệ” (tức phủ nhà họ Hòa).

Ngày mồng 3 tháng 1 năm Gia Khánh thứ 4 (1799), Thái Thượng hoàng Càn Long quy tiên thì ngay ngày hôm sau Gia Khánh bãi chức Quân cơ đại thần, Cửu môn Đề đốc của Hòa Thân và cho khám xét phủ đệ của Hòa Thân (tài sản thu được từ Hòa phủ ước khoảng 20 triệu lượng bạc trắng). Ngày 18 tháng Giêng cùng năm (tức 22 tháng 2 năm 1799), Hòa Thân được Gia Khánh ban cho lụa trắng (mà thắt cổ), Hòa phủ được giao lại cho Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân (em của Gia Khánh).

Năm Hàm Phong thứ nhất (1851) Cung Trung Thân vương Dịch Hân trở thành ông chủ thứ ba của Vương phủ này và đổi tên thành “Cung vương phủ” và tên này được dùng cho đến ngày nay.

Năm Dân quốc thứ nhất, phủ này bị Phổ Vĩ (cháu của Dịch Hân) bán cho Giáo hội với giá 400.000 đồng tiền Tây, sau đó Phủ Nhơn Đại học đã chuộc lại bằng 108 thỏi vàng, đồng thời dùng làm giảng đường dành cho nữ sinh. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời thì Phủ này đã được dùng làm nhiều việc như: Tập thể của Bộ Công An, Xưởng quạt điện, Học viện âm nhạc…

Cung Vương Phủ
Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân

Chữ PHÚC trong Cung Vương Phủ

Đến Cung vương phủ, bạn sẽ biết thêm nhiều chi tiết thú vị về cuộc sống thực, cũng như các giai thoại về Đệ nhất Tham quan Hòa Thân, vì sao Hòa Thân lại được vua Càn Long sủng ái, chữ PHÚC đệ nhất thiên hạ mà vua Khang Hi viết tặng tại sao đến đời Càn Long lại thất lạc, tại sao sau giải phóng, Chu Ân Lai tìm thấy chữ PHÚC đó trong động bí mật của Hòa Thân mà lại không mang về Cố Cung, Hòa Thân giàu thứ nhì thiên hạ, vậy để quản lý tài sản lớn như thế, giấu vua Càn Long, Hòa Thân đã dùng cách gì?

Kiến trúc của Phủ Hòa Thân – Cung Vương Phủ

Trong phủ gồm phủ đệ, hoa viên, 2 bộ phận hợp thành. Tổng diện tích 60 nghìn m², trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m², hoa viên chiếm 28 nghìn m². Năm 1982 được liệt vào danh sách bảo hộ trọng điểm của toàn quốc.

Phủ được bố trí theo kiểu “Tam Lộ Ngũ Tiến” (三路五进), kiến trúc tinh xảo mà rộng lớn. Kiến trúc ở trục chính dùng ngói lưu ly xanh, mô phạm kiến trúc dành cho Phủ đệ của Thân vương. Thêm nữa lại từng là phủ đệ của Hòa Thân, người giàu thứ nhì thiên hạ lúc bấy giờ, nổi tiếng với câu nói: ” thứ gì mà Hoàng thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng thượng không có, ta cũng phải có”.

Chính vì lối sống xa hoa, nên Hòa Thân cũng dồn rất nhiều công sức tôn tạo phủ. Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm viên – 萃锦园. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm (景点) phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ, theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Có câu “Một tòa Cung vương phủ, nửa bộ sử Thanh triều” cũng đủ nói lên giá trị văn hóa của phủ.

Cung Vương Phủ
Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân

Người Trung Quốc gọi Hòa Thân là “người giàu nhất thế giới thế kỷ 18”. Do vậy, Cung Vương Phủ cũng được mệnh danh là “Dinh thự xa hoa nhất triều đại nhà Thanh”. Cung Vương Phủ chia làm 2 phần, gồm phủ đệ và hoa viên.

Điện Ngân An, nơi Hòa Thân làm việc và tiếp khách, còn được gọi là Ngân Loan điện, ngầm so sánh với nơi làm việc của vua là Kim Loan điện ở Cố Cung. Hòa Thân có một câu nói hết sức nổi tiếng mỗi khi nhận tiền của ai đó: “Ta không lấy tiền của ngươi, mà là ta cầm tiền của ngươi làm việc ngươi cần. Đây là tiền ngươi phải bỏ ra”.

Trong Cung Vương Phủ, có 2 nơi phần nào cho thấy sự giàu có của Hòa Thân. Thứ nhất là nơi ở của ông ta và thứ hai là lầu Tàng Bảo, tức nơi chứa những báu vật mà ông ta vơ vét được trong thời kỳ là “đệ nhất sủng thần” của vua Càn Long. Tích Tấn Trai là nơi ở của Hòa Thân cùng 9 người vợ. Bên trong có những cột nhà mà theo nhận định của các nhà sử học mỗi cây có giá tới 2,7 tỷ NDT (gần 9.500 tỷ đồng).

Cung Vương Phủ
Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân

Cột này được làm từ một loại gỗ mà Trung Quốc gọi là gỗ đế vương, có tên là Trinh Nam. Mùi hương của loại gỗ này thoang thoảng, đặc biệt có khả năng chống côn trùng, mối mọt, do vậy vào mùa Hè không một con muỗi nào có thể bay vào bên trong. Còn những bộ bàn ghế sáng bóng là gỗ đàn hương khảm xà cừ.

Bức tường của căn nhà dày tới 1,5m, bên trong rỗng và cất giấu rất nhiều vàng bạc châu báu. Tuy vậy, những gì cất giữ trong bức tường này chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân. Hậu Tráo lầu, hay còn gọi là lầu Tàng Bảo, nơi cất giữ các báu vật thuộc hàng tuyệt phẩm của Hòa Thân.

Tòa nhà này dài hơn 180m, có 111 gian phòng và 88 cửa sổ, mỗi cửa mang một hoa văn khác nhau dùng để phân biệt vị trí các căn phòng chứa bảo vật. Ví dụ cửa sổ hình quả đào là nơi cất giữ San hô đỏ. Vào thời điểm đó, san hô đỏ của Hoàng đế Càn Long chỉ cao khoảng 2 thước Trung Quốc, trong khi của Hòa Thân cao hơn 3 thước, tức tầm 1 mét. Ông ta có tận 11 tảng san hô như vậy. Hoàng đế Gia Khánh khi nhìn thấy những tảng san hô này đã vô cùng sửng sốt.

Cửa sổ hình thoi là nơi chứa 10 viên ngọc trai, mỗi viên to bằng quả nhãn, tức to hơn cả viên ngọc trai đính trên vương miện của vua Càn Long. Hay như cửa sổ đặc biệt có hình 2 con cá, cái khánh và con dơi, là nơi chứa các thỏi vàng hay còn gọi là kim nguyên bảo. Đáng nói là vàng thỏi trong phủ Hòa Thân không nhỏ như thường thấy, mà lớn như một cái gối nhỏ, nặng tới hơn 30kg.

Cung Vương Phủ
Cung Vương Phủ – Phủ Hòa Thân

Lời kết

Phủ Hòa Thân là một trong những dinh thự lớn của vị tham quan Hòa Thân được lưu giữ cho đến ngày nay. Mặc dù đã trải qua rất nhiều năm lịch sử nhưng Cung Vương Phủ vẫn còn giữ nét xưa cũ của thời đại phong kiến. Hy vọng những chia sẻ của Việt Du Travel sẽ giúp gia đình bạn có chuyến đi thật vui vẻ, suôn sẻ hơn trong hành trình khám phá Cung Vương Phủ. 

Đừng quên thường xuyên theo dõi kênh website Việt Du Travel để nhận thông báo về những thông tin hữu ích cho chuyến đi và nhanh tay lưu lại sổ tay du lịch của mình để hành trình trọn vẹn hơn nhé!

Cre ảnh Sưu Tầm

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VIỆT DU

➥ Địa chỉ trụ sở chính: 52/2 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM
➥ Văn phòng đại diện: 107 Nguyễn Thị Kiểu, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM
➥ Điện thoại: (028) 36 029 711
➥ Hotline: 0915 797 718
➥ Email: sales@dulichvietdu.com