Chùa Thầy ở đâu? Một ngôi chùa cổ kính từ bao đời nay vẫn luôn là địa điểm du lịch tâm linh của người dân Hà Thành nói riêng và người dân cả nước nói chung. Với lối kiến trúc độc đáo cùng với phong cảnh non nước hữu tình thì càng kiến nơi này càng trở nên cuốn hút hơn. Vậy hôm nay cùng theo chân Việt Du Travel khám phá nét đẹp của Chùa Thầy qua bài viết dưới đây nhé.
Chùa Thầy ở đâu?
Chùa Thầy còn được gọi với cái tên khác là chùa Cả. Ngôi chùa này tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa cách trung tâm nội thành khoảng 20km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông và là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chùa Thầy sở hữu lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những hình ảnh chạm khắc tượng trưng cho thời nhà Lý. Đặc biệt, với khung cảnh núi non hùng vĩ và hồ Long Trì, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu có dịp đến khám phá phố cổ Hà Nội, chắc chắn bạn không thể bỏ qua hành trình khám phá quần thể Chùa Thầy đâu đấy.
Thời điểm lý tưởng khi đến tham quan Chùa Thầy
Vào độ sau Tết Nguyên đán, bầu không khí ở đây rất mát mẻ, hoàn toàn phù hợp để đi du xuân, trẩy hội. Đầu tháng 3 chính là mùa hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời. Bạn sẽ có 1001 bức ảnh “sống ảo” thơ mộng ở đây đấy. Hoặc bạn cũng có thể chọn ghé thăm Chùa Thầy vào khoảng tháng 9, tháng 10 bởi lúc này tiết trời đầu mua thu trong lành, dễ chịu.
Đặc biệt, nếu bạn muốn khám phá lễ hội Chùa Thầy, trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo thì nên lưu ý thời gian từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch. Tuy nhiên, thời gian này chùa đón hàng trăm lượt khách thập phương ghé thăm nên bạn có thể cân nhắc chọn thời điểm vắng vẻ hơn để thưởng ngoạn. Tùy theo sở thích mà bạn hãy lên lịch trình Hà Nội 1 ngày và ghé thăm nơi đây vào những thời điểm đẹp trong năm nhé.
Đường đến Chùa Thầy và giá vé tham quan Chùa Thầy
Chùa Thầy khá gần trung tâm Hà Nội nên bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus tùy theo sở thích của bạn.
• Xe bus: xe bus 73 (bến Mỹ Đình – Chùa Thầy) giá vé 10.000 đồng.lượt
• Xe máy, ô tô cá nhân: bạn chạy theo dọc Đại lộ Thăng Long. Sau khi đến cầu vượt Sài Sơn thì rẽ phải tiếp túc thêm 1km nữa là đến Chùa Thầy
Giá vé tham quan chùa Thầy hiện nay là 10.000 đồng. Ngoài ra, phí dịch vụ trông xe máy là 10.000 đồng/xe và ô tô là 30.000 đồng/xe.
Lịch sử và sự tích về Chùa Thầy
Bên cạnh chùa Hương, chùa Láng hay chùa Tây Phương thì chùa Thầy cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội. Ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ và được gọi là Hương Hải am. Đây là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì.
Đến thời vua Lý Nhân Tông, ông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa là chùa Cao trên núi và chùa Dưới (tức là chùa Thầy). Vào đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc đã cho trùng tu, xây dựng điện Thánh, điện Phật cùng nhà hậu, nhà bia và gác chuông. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Trước chùa, bên phải là núi Sài Sơn, bên trái là ngọn Long Đẩu.
Kiến trúc của Chùa Thầy Hà Nội
Chùa Cả được xây dựng gồm nhiều kiến trúc hợp lại thành kiểu “nội tiền công, hậu nhất, ngoại quốc”. Các hạng mục của chùa gồm:
Thủy đình
Được xây dựng vào thời Hậu Lê (1533 – 1788). Thủy đình nằm ở giữa hồ Long Trì gồm 1 gian, 2 dĩ với kiểu phương đình, chồng diêm hai tầng và 8 mái với góc đao cong. Thủy đình chia làm 2 cấp, hai bên cao trên mặt nước, khu vực giữa ngập nước. Đây là nơi để biểu diễn loại hình nghệ thuật rối nước.
Cầu Nhật Tiên, Nguyệt Tiên
Cầu được xây dựng theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều”. Cầu Nguyệt Tiên nằm ở bên phải chùa Cả, nối với bờ hồ lên núi. Còn cầu Nhật Tiên nằm ở bên trái, dẫn ra đảo nơi có đền thờ Tam phủ. Theo tương truyền, hai cầu này được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XVII bởi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan.
Đền Tam Phủ
Ngôi đền nằm trên một gò đất cao nổi giữa hồ Long Trì. Đền rộng 5m, dài 7m gồm 3 gian 2 dĩ nhỏ và được xây bằng đá ong đỏ sẫm, 4 lá mái, lợp ngói mũi hài. Kết cấu đền Tam phủ theo kiểu
chồng rường bẩy hiên”. Ngôi đền này được xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn.
Nhà cầu
Nhà cầu hay ống muống của chùa Thầy có vai trò nối tiền đường với thượng điện. Thiết kế nhà gồm 1 gian, 2 mái chạy dọc, rộng 4.5m, dài 4.1m với kết cấu 2 bộ vì 4 hàng kẻ góc đỡ đầu mái và 4 hàng chân cột. Bộ vì kèo được thiết kế theo kiểu “kẻ truyền giá chiêng” với các trụ ngắn. Ở vách ngăn gỗ và 2 hàng lan can trang trí chấn song con tiện với nhiều họa tiết trang trí độc đáo.
Chùa Thượng
Chùa Thượng hay điện Thánh được thiết kế 1 gian 2 chái lớn với chiều rộng 11.7m, dài 14.7m và cao 6m. Bộ khung của điện gồm 16 cột quần và 4 cột cái. Vì nóc kiểu “chồng rường con nhị – giá chiêng”. Bên trong điện Thánh rất ít họa tiết hoa văn trang trí. Tuy nhiên, bên ngoài ở 3 mặt ván gỗ bưng lại được chạm khắc tinh tế, cầu kỳ với các đề tài phượng, lân, rồng… Phía sau là hệ thống bậc đá với đôi sấu đá đầu nghê mang đậm phong cách kiến trúc và điêu khắc thời Trần.
Một vài lễ hội nổi tiếng ở Chùa Thầy
Diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm (mùng 7 là ngày hội chính). Vào mỗi dịp lễ hội, chùa Thầy thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến góp vui, trẩy hội.
Hội được mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm. Các tăng ni, Phật tử và du khách đều bị cuốn hút theo nhịp hát kinh của các nhà sư.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để bạn có thể đến dâng hương khấn Phật cầu bình an, may mắn và cầu duyên nữa đấy. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội xem các buổi trình diễn múa rối nước đặc sắc với sân khấu ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật được tái hiện sống động.
Lưu ý khi đến thăm Chùa Thầy
– Chùa là nơi linh thiêng, tôn nghiêm nên bạn nhớ ăn mặc trang nhã, nên mặc áo dài tay, quần hoặc váy dài qua gối.
– Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mang theo đồ ăn và nước uống. Tuy nhiên, bên ngoài cổng chùa cũng có nhiều hàng quán để bạn lấp đầy cơn đói bụng.
– Không để người dân sắp lễ bởi đôi lúc họ sẽ ép giá đắt hơn bình thường đấy.
– Di chuyển tham quan khuôn viên chùa theo bản đồ ngôi chùa, không nên để người dân thuyết trình vì bạn sẽ phải mất khoảng 100.000 đồng – 300.000 đồng tiền phí hướng dẫn.
– Nếu muốn tham gia bất kỳ dịch vụ hay mua đồ lưu niệm, bạn hãy nhớ hỏi giá trước và thương lượng để tránh phải trả giá quá đắt nhé.
Lời kết
Chùa Thầy là ngôi cổ tự linh thiêng gần Hà Nội. Nếu có dịp du lịch Thủ đô, đừng quên bỏ qua chuyến tham quan, vãn cảnh chùa Thầy để tận hưởng không khí thanh tịnh và khám phá những nét đẹp trong kiến trúc của chùa.
Còn chần chờ gì mà không book lịch lên kế hoạch để khám phá vùng đất mới thôi. Bạn có thể liên hệ đến Việt Du Travel để được hỗ trợ về lịch trình chi tiết nhé. Chúc bạn và gia đình có chuyến đi thật vui vẻ và hạnh phúc.
Cre ảnh Sưu Tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» Tham Quan 10 Địa Điểm Du Lịch Lai Châu Cực Thu Hút Khách, Không Thể Bỏ Lỡ