Chùa Bái Đính ở đâu? Nơi tâm linh bình yên giữa núi non

Chùa Bái Đính ở đâu? Từ xa xưa, Phật giáo đã được du nhập và phát triển mạnh mẽ trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, không quá bất ngờ khi đất nước ta được sở hữu nhiều công trình kiến trúc vừa độc đáo, vừa linh thiêng của nhà Phật đến như thế. Dù có là Phật tử hay không thì mỗi người chúng ta đều ít nhất một lần đến và trải nghiệm không gian trong chùa rồi đúng không?

Trong sự đa dạng của các công trình chùa hiện nay, quần thể chùa Bái Đính cỗ vẫn giữ một nét riêng và vinh dự xác lập nhiều kỷ lục của khu vực và châu lục. Vậy nên, nếu có cơ hội đến Ninh Bình hoặc là người đang cần sự thanh tĩnh trong tâm hồn thì bạn có thể đến thăm chùa cổ Bái Đính nhé!

Chùa Bái Đính ở đâu?

Địa chỉ: núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Nằm yên bình nơi núi Bái Đính, Chùa Bái Đính tọa lạc tại vị trí tương đối đắc địa, chỉ cách khu vực Cố đô Hoa Lư áng chừng 5km và Khu du lịch Tràng An tầm 11.5km mà thôi. Là di tích nằm ở phía Bắc Quần thể danh thắng Tràng An, chùa là một phần của quần thể di sản thế giới kép này, đồng thời là ngôi chùa gắn liền với ba triều đại phong kiến lớn ngày trước, gồm nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý.

Hơn 1000 năm về trước, ba triều đại phong kiến nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý đều rất quan tâm và coi đạo Phật là Quốc giáo nên cho xây rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính nằm trên dãy núi Tràng An. Chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh nhưng vẫn có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.

Chùa nằm trên vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố địa linh nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam. Đây là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Núi chùa cổ Bái Đính từng là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Thế nên.

Đến năm 1997 chùa Bái Đính được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia. Với những điều đặc biệt và linh thiêng như thế nên hằng năm chùa đã đón lượng lớn du khách và Phật tử đến thăm. Nếu có cơ hội, bạn hãy đến và cảm nhận vùng đất nhân kiệt này nhé.

chùa bái đính ở đâu
Chùa Bái Đính Ninh Bình

Kiến trúc độc đáo của Chùa Bái Đính

Cho đến nay, quần thể chùa Bái Đính gồm có một khu chùa cổ và một khu chùa mới xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm sừng sững trên sườn núi, thấp thoáng mặt hồ xanh ngắt và những ngọn núi đá. Đặc biệt, chùa nằm ngay ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư.

Với độ tuổi hơn 1000 năm, kiến trúc chùa mang đậm những nét đẹp cổ kín đặc trưng từ thời xa xưa. Mặc dù có sự xuất hiện của khu chùa mới, được thiết kế và xây dựng hoành tráng, đồ sộ nhưng vẫn hài hòa với bản sắc truyền thống.

Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không gian vô cùng thanh tịnh thoáng mát. Bước vào cổng, bạn có thể đi dọc hành lang tượng la hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa. Bên trong chùa có nhiều khu vườn nhỏ trồng cây xanh, đặc biệt là cây bồ đề được mang về từ những ngôi chùa Ấn Độ.

Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, chùa Bái Đính đã dần trở thành điểm du lịch sinh thái, tâm linh nổi tiếng. Chùa đã nhận được đến 8 kỷ lục Việt Nam và Châu Á như:

– Chuông đồng lớn nhất Việt Nam;

– Tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á;

– Bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam;

– Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á;

– Chùa có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam;

– Chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam,…

chùa bái đính ở đâu
Chùa Bái Đính

Chi phí tham quan chùa Bái Đính

Nếu đã có dịp đến thắp hương, cầu nguyện và sinh hoạt tôn giáo, bạn nhớ đừng nên bỏ lỡ hoạt động tham quan chùa Bái Đính nhé. Vì khuôn viên chùa rất rộng và nối liền với danh thắng Tràng An nên bạn có thể kết hợp thêm các chuyến tham quan và sử dụng dịch vụ liên quan với chi phí như sau:

– Thuê xe điện: 30.000 đồng/ chiều.

– Khám phá danh thắng Tràng An: giá vé đi đò là 150.000 đồng/người.

– Vé xe điện: 60.000 đồng/người

– Vé tham quan Bảo tháp: 50.000 đồng/người

– Giá vé hướng dẫn viên: 300.000 đồng/tour

Thời điểm lý tưởng đến tham quan Chùa Bái Đính

Cứ vào mỗi độ tết đến xuân về, Chùa Bái Đính thường tổ chức lễ hội chùa nên thu hút đông đảo mọi người và khách hành hương về đây viếng Phật, vãn cảnh chùa và cầu xin cho mọi điều bình an, may mắn trong năm mới.

Thông thường, lễ hội sẽ chính thức được khai mạc vào mùng Sáu tháng Giêng âm lịch và kéo dài cho đến tận tháng Ba mới kết thúc. Thế nhưng mọi người thường ghé đến vãn cảnh Chùa Bái Đính ngay từ chiều mồng Một tháng Giêng rồi.

Thế nên nếu có ý định đến Chùa Bái Đính và muốn tận hưởng trọn vẹn bầu không khí náo nhiệt khi trời vào xuân, vậy thì khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Tuy nhiên, bởi vì đây là vào mùa cao điểm nên lượng người đổ về chùa cũng tăng hơn so với những ngày thường. Lúc này, tại Chùa Bái Đính thường xảy ra tình trạng chen chúc, quá tải, nên nếu bạn không thuộc tuýp người thích sự náo nhiệt, ồn ào thì đây không phải là thời điểm phù hợp để vãn cảnh chùa.

chùa bái đính ở đâu
Chốn bình yên thanh tịnh – Chùa Bái Đính

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Bái Đính

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 96km về phía Nam, thế nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Chùa Bái Đính bằng các loại phương tiện như xe khách, xe máy hoặc tàu hỏa đều được cả.

Xe khách

Hiện nay, từ bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, bạn có thể đón các tuyến xe khách đi Ninh Bình để đến được Chùa Bái Đính. Giá vé cho mỗi chuyến dao động từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng / người. Sau khi đến bến xe Ninh Bình, bạn có thể tiếp tục di chuyển bằng taxi hoặc xe bus để đến được Chùa Bái Đính.

Xe máy

Nếu muốn tiết kiệm chi phí đi lại và chủ động hơn về mặt thời gian, vậy thì xe máy chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi theo Quốc lộ 1A đến khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình, sau đó đi theo bảng chỉ dẫn là sẽ đến được chùa.

Tàu hỏa

Tàu hỏa là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn trong chuyến hành trình khám phá Ninh Bình nếu dư dả về mặt thời gian. Bạn có thể đón tàu ở ga Hà Nội và đến ga Ninh Bình, sau đó đi bằng xe bus hoặc taxi để đến Chùa Bái Đính. Giá vé cho một chuyến tàu dao động từ 120.000 đồng tùy theo hạng ghế ngồi.

chùa bái đính ở đâu
Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính có gì?

Hang sáng, động tối

Mặc dù hang sâu đến khoảng 25 m, rộng 15m nhưng vẫn có đủ ánh sáng tự nhiên. Bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật và đi hết đến cuối hang, bạn có thể rẽ đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng. Ở giữa còn có giếng nước tự nhiên giữ cho không khí luôn mát mẻ. Tại đây thờ mẫu và các vị tiên.

Đền thờ thần Cao Sơn

Đền thờ thần Cao Sơn được xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Từ xưa, khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng Đế đã cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây. Thế nên có cơ hội đến chùa Bái Đính bạn hãy ghé qua thần Cao Sơn để tưởng nhớ ông nhé.

Động thờ mẫu

Tiếp tục hành trình, bạn hãy đến động Tối thờ thánh mẫu Liễu Hạnh – người vừa là thánh vừa là nhân. Động thờ Mẫu có 7 động nhỏ thông nhau. Giữa động có “nhất trụ kình thiên” được tạo nên từ nhũ đá rủ xuống. Hơn nữa, trong động còn phát ra những âm thanh diệu kỳ như bản hòa tấu từ đàn đá.

Giếng Ngọc

Tương truyền, thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước tại giếng này để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy một mặt nước màu xanh ngọc bích được bao quanh bởi hàng cây xanh giữa khuôn viên rộng lớn.

chùa bái đính ở đâu
Giếng Ngọc chùa Bái Đính

Những công trình độc đáo của Chùa Bái Đính

Khi tham quan chùa Bái Đính, bạn nhất định phải đến thăm những công trình đã đạt kỷ lục của chùa. Trong đó, đầu tiên phải kể đến Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam có khối lượng đến 36 tấn. Chuông được chạm khắc hoa văn nghệ thuật tinh xảo và độc đáo.

Ngoài ra, bạn đang có những ước nguyện thì nhất định phải đến Tượng Thích Ca lớn nhất châu Á được đặt trang trọng trong Pháp Chủ của chùa. Tượng nặng 100 tấn và cao 9,5m mang đến sự uy nghi lộng lẫy cho không gian.

Điện Pháp chủ chùa Bái Đính

Để bày tỏ những nguyện vọng và mong ước của mình, bạn hãy đến điện Pháp của của chùa để bày tỏ với đức Phật. Trước điện là khuôn viên thoáng đãng với hồ phóng sanh ngay ở giữa, bạn có thể đến và tham quan.

chùa bái đính ở đâu
Điện Pháp Chủ – chùa Bái Đính

Một vài lưu ý khi đến tham quan Chùa Bái Đính

Là một trong những điểm tham quan tại Ninh Bình được nhiều người biết đến, đồng thời là di tích tâm linh có ý nghĩa to lớn, thế nên bạn nên lưu ý những điều này nếu có ý định vãn cảnh chùa:

– Nên mang giày thể thao để tiện lợi trong việc di chuyển

– Lựa chọn trang phục lịch sự, thoải mái phù hợp

– Có thể mang theo tiền lẻ để quyên góp, cầu may mắn cho gia đình, bản thân và bạn bè

– Mang ô nếu đi vào dịp đầu xuân, bởi lúc này thời tiết thường có mưa phùn

Lời kết

Chùa Bái Đính là một trong những di tích tâm linh được nhiều người ưu ái ở vùng đất Ninh Bình. Không chỉ là nơi gắn liền với những tích xưa cũ về những ngày đầu đạo Phật du nhập vào nước ta, chùa còn sở hữu vô vàn những công trình có ý nghĩa cùng cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng. Nếu có dịp về với Ninh Bình vào những ngày đầu năm mới, đừng bỏ lỡ cơ hội được vãn cảnh Chùa Bái Đính bạn nhé.

Cre ảnh Sưu Tầm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

» Lễ Hội Dinh Cô Long Hải – Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Vũng Tàu

» Điểm Danh 10 Địa Điểm Du Lịch Ninh Bình Chiều Lòng Tất Cả Du Khách